Cuốn sách tranh “Hồ Chí Minh – Một con người và một dân tộc” được xuất bản cách đây 57 năm tại Italia với nhan đề “Ho Ci Min – Un uomo e un popolo”. Sau 57 năm, đúng vào dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn sách đã được Nhà xuất bản Kim Đồng chuyển ngữ và giới thiệu tới bạn đọc.
Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra chiều 16/5, tại trụ sở 71 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Dù mới khai mạc, nhưng sự kiện đã thu hút đông đảo công chúng tới tham quan, trải nghiệm, đặc biệt là các bạn trẻ.
Hơn 70 năm đã qua, lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu: “đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau”; “ra sức tăng gia sản xuất để mọi người được ấm no”; cán bộ thì phải “đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết” vẫn vẹn nguyên giá trị. Những lời chỉ dạy ân cần, sâu sắc của Người là giá trị tinh thần, động lực mạnh mẽ khơi nguồn ý chí tự lực, tự cường, chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Tư tưởng và sự nghiệp cách mạng vĩ đại, tấm gương và ảnh hưởng mang tầm thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản quý báu và biểu tượng đặc sắc, đồng thời kết tinh thành giá trị trong đời sống tinh thần của đông đảo nhân dân các dân tộc trên thế giới.
Ngày 16/5, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Khoa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Khoa Tin học-Ngoại ngữ, Học viện Lục quân tổ chức hội thảo khoa học “Di sản giáo dục Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn trong giáo dục-đào tạo ở Học viện Lục quân hiện nay”. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 16/5, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” với sự tham gia của đông đảo đại biểu, nghệ sĩ và công chúng yêu nghệ thuật.
Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh-Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.
Sáng 16/5, tại Hà Nội, hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc mở rộng lần thứ 30 do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” đã chính thức khai mạc.
Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Chile Claudio De Negri vẫn nhớ như in âm hưởng Bài ca Hồ Chí Minh mà ông và hàng nghìn người dân Chile hát vang tại quảng trường lớn tại thủ đô Santiago de Chile trong cuộc diễu hành ủng hộ Việt Nam vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước.
Mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Cuba, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lãnh tụ Fidel Castro đặt nền tảng, đã trở thành biểu tượng đẹp của tình đoàn kết quốc tế trong thế kỷ 20. Những bài báo, đoạn phỏng vấn của nhà báo Cuba hay những nhận định về các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đăng tải trên báo chí Cuba, đã làm rõ nét mối quan hệ biểu tượng này. Thời Nay trích đăng bài viết “Dấu ấn của Hồ Chí Minh trong tâm hồn và trái tim của Cuba” do đồng chí Oscar Sánchez Serra, Phó Tổng Biên tập Báo Granma, thực hiện.
Danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ là phần thưởng cao quý, niềm tự hào của biết bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Đặc biệt, đối với thiếu nhi dân tộc thiểu số, dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng các em luôn nuôi dưỡng khát vọng học tập, rèn luyện đạo đức để góp phần xây dựng đất nước ngày một phồn vinh, tươi đẹp.
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), báo Pathet Lao và ấn phẩm điện tử của hãng Thông tấn xã Lào số ra ngày 15/5 đã đăng bài xã luận “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Địa đạo Củ Chi, một biểu tượng của sức mạnh Việt Nam trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng kiến độc đáo. Từ mô hình học tập ứng dụng liên môn (STEM) đến “bảo tàng ảo” trong trò chơi điện tử trực tuyến (game online), thế hệ trẻ đang tiếp nối truyền thống và lòng tự hào dân tộc theo cách của thời đại mình.
Những năm qua, các cấp công đoàn Thủ đô đã thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực. Nhờ đó, chất lượng hoạt động của các cấp công đoàn Thủ đô đã không ngừng được nâng lên.
Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), chiều 15/5, trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền Chung Sơn - Đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Hồ Chí Minh là một hiện tượng lịch sử hy hữu, một con người đã trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống, độ lùi của thời gian càng tôn vinh sức sống, tầm vóc tư tưởng của Người.
Ngày 15/5, thông tin từ Quân khu 7 cho biết: Tại thành phố Hà Nội, đoàn đại biểu Đảng bộ, Lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã đến dâng hương và báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/5/2025).
Trong xã hội hiện đại, dấu ấn con người và các trào lưu tư tưởng dễ bị lu mờ bởi những vấn đề đương đại nóng bỏng. Vượt qua thách thức đó, Hồ Chí Minh là hiện tượng hy hữu của lịch sử khi đã trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống và “độ lùi” của thời gian càng tôn vinh sức sống, tầm vóc tư tưởng của Người.
Mỗi dịp 19/5 - ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong lòng mỗi người Việt Nam lại bồi hồi nhớ đến Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Với Thiếu tướng Phạm Sơn Dương, con trai duy nhất của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nỗi nhớ ấy càng sâu đậm hơn, bởi ông từng có một quãng thời gian đặc biệt: sống trong Phủ Chủ tịch suốt 15 năm.
Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường xuyên suốt trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị, nhất là khi Đảng ta đang hướng tới kỳ đại hội quan trọng, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên, trong các bài viết, những dịp nói chuyện với cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn, trước hết phải “đối với tự mình” cho đúng. Đó là trải nghiệm của chính Người và sự đúc kết từ lẽ sống của dân tộc ta cũng như tri thức nhân loại. Đối với tự mình không đúng, thì không thể vượt qua được cái tôi “trong một tà áo đẹp”, sẽ chùn bước trước khó khăn và bị cuộc sống bỏ lại phía sau. Ai biết vượt lên chính mình sẽ là người làm nên những việc có ích cho gia đình, xã hội và đất nước.
Tiến sĩ toán học Nguyễn Thành Nam - Nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT, người sáng lập FUNiX - nền tảng học lập trình trực tuyến. Ông cũng là một trong những nhà đầu tư làm bộ phim về chiến tranh nhân dân “Địa đạo - mặt trời trong bóng tối” đang thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận.
“Ở buôn làng cây ngã đã có dùi tựa lưng, rễ khô đã có nguồn nước mát. Khắp Bắc-Trung-Nam không có ai như Bác Hồ. Cây một gốc đã thành rừng, mây bụi thành vườn. Mặt trời thua ánh sáng, dòng nước kém trong, núi cao, rừng xanh ghen với Người...”- đó là lời bài hát của người dân Ê Đê đã ngân vang vào mùa thu Cách mạng.