Lễ cúng hồn trâu góp phần vào việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thể hiện giá trị nhân văn trong lao động sản xuất của đồng bào Lự ở Lai Châu.
![]() |
Nghi lễ cũng hồn trâu của đồng bào Lự thể hiện lòng biết ơn những “ông trâu” đã gắn bó cùng người dân trong lao động sản xuất. |
![]() |
Nghi lễ trên thường diễn ra vào thời điểm chuẩn bị cho mùa vụ mới. |
![]() |
Để chuẩn bị cho nghi lễ thầy cúng và các già làng tổ chức họp thống kê số hộ gia đình có nuôi trâu, từ đó, kết luận số lượng trâu có mặt trong lễ hội. |
![]() |
Khi đến giờ tốt theo chân thầy mo, bà con sẽ đưa trâu vào khu vực lễ hội để tiến hành nghi lễ. |
![]() |
Bà con "trang điểm" cho những chú trâu tham dự nghi lễ. |
![]() |
Khi trâu được đưa vào ô quy định, các thầy mo lần lượt làm lễ cho từng con. |
![]() |
Các chú trâu sẽ được chủ lễ cho ăn một phần lễ vật sau quá trình làm lễ. |
![]() |
Một chú trâu đã hoàn thành lễ cúng “Sú Khon Khoài". |

[Ảnh] Bun Vốc Nặm-Lễ hội té nước của người Lào ở Lai Châu
![]() |
Các thầy cúng làm lễ buộc chỉ cổ tay cho các chủ trâu, điều này như một sự phúc lành, may mắn đến với mỗi gia đình có trâu tham dự. |
![]() |
Hạnh phúc của chủ trâu khi được dự nghi lễ. |