Trong không khí chân thành, cởi mở, thẳng thắn, buổi đối thoại ghi nhận 12 lượt ý kiến, kiến nghị của các đại biểu. Trước đó, Tổ giúp việc 4784 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ghi nhận được 793 lượt ý kiến, đề xuất có liên quan lĩnh vực văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học, doanh nghiệp và công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh, nội dung đề cập đến các nhóm vấn đề.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tiếp xúc, đối thoại với gia đình chính sách
Cụ thể như: Hệ thống cơ chế, chính sách hiện hành còn chưa đủ tạo động lực mạnh mẽ để thu hút, trọng dụng và phát huy tối đa đội ngũ trí thức, nhà khoa học cống hiến cho tỉnh. Chính sách liên quan đến đội ngũ văn nghệ sĩ chưa sát thực tiễn, thiếu tính đặc thù.
Các chính sách phát triển văn hóa ở một số địa phương còn chưa được chú trọng đúng mức, nhất là vai trò của văn học, nghệ thuật. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh để văn nghệ sĩ có môi trường hoạt động theo chuyên ngành chưa được quan tâm nhiều.
![]() |
Quang cảnh buổi đối thoại. |
Nhiều ý kiến đề xuất tiếp tục duy trì chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp đầu tư vào Hậu Giang sau khi sáp nhập về Cần Thơ; phân luồng ưu tiên việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế, hiệu quả, đóng góp lớn vào ngân sách địa phương. Quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp tuyên truyền tuyển dụng lao động để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Quan tâm hỗ trợ các chế độ, quyền lợi hợp pháp cho công nhân, người lao động…
Phát biểu tại buổi đối thoại, đồng chí Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, cho rằng đây là những ý kiến, đề xuất hết sức cụ thể, chính đáng, thiết thực, trách nhiệm. Tất cả ý kiến đều có chung mong muốn đóng góp để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hậu Giang.
Đồng thời, đề nghị Tổ giúp việc 4784 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổng hợp đầy đủ chuyển các ý kiến, kiến nghị, đề xuất, gửi đến các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết và trả lời cụ thể, hoàn thành trong thời gian 6/2025.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành có liên quan tiếp tục quan tâm đến văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học, doanh nghiệp và công nhân, người lao động. Đồng thời, xem xét các đề xuất, kiến nghị, tham mưu các giải pháp nâng cao và tham mưu điều chỉnh, bổ sung những chủ trương, chính sách của tỉnh nhằm tạo nguồn cán bộ, nguồn nhân lực có chất lượng đóng góp cho địa phương.
![]() |
Đại biểu đóng góp ý kiến, đề xuất tại buổi đối thoại. |
Đối với các đề xuất, kiến nghị vượt thẩm quyền, tham mưu báo cáo, xin ý kiến của bộ, ngành Trung ương.
Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan sớm tham mưu Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh với các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình phù hợp; xây dựng Đề án chính quyền số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2026-2030, bám sát các định hướng của Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ.
Triển khai chuyển đổi số gắn với quá trình sắp xếp bộ máy, số hóa các hồ sơ, tài liệu để lưu giữ, chuyển giao trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia theo lộ trình của Chính phủ.
Cùng với đó, tăng cường mời gọi, thu hút các doanh nghiệp số đến đầu tư, hoạt động tại khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang; đồng thời, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của khu để được đạt chuẩn khu công nghệ thông tin tập trung, nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp số đến phát triển và hợp tác lâu dài.