Ván bài người

Khi tôi ngắm nhìn những người phục vụ đi như cá trong biển, bơi giữa đống bàn và ghế trong nhà hàng, mang đến trà, cà-phê và các món ăn khác bằng những động tác quen thuộc,
0:00 / 0:00
0:00
Minh họa: NGUYỄN NGHĨA CƯƠNG
Minh họa: NGUYỄN NGHĨA CƯƠNG

rồi nhận tiền boa, cúi đầu chào và mỉm cười (hoặc không cười), những hình ảnh đơn thuần hiện lên trong trí tưởng tượng của tôi, họ giống như những lá bài hoàn toàn mới, tất cả đều được chia trong cùng một trò chơi, tất cả theo cùng một quy luật. Rất khó để phân biệt những quân bài này với quân bài khác - ít nhất là trong quá trình chia bài.

Người phục vụ mà tôi sắp kể cho bạn giống như một quân bài như vậy - ta có thể lắng nghe, thấu hiểu, cảm nhận.

Anh ấy làm việc trong một nhà hàng ở Bombay trên phố Cổng Nhà thờ. Kinh nghiệm sống và sự khôn ngoan để lại vô số vết hằn trên gương mặt anh, in lại trên đó những nụ cười vui vẻ và những nếp nhăn buồn bã.

Đừng nghĩ anh ấy luôn sống trong hối hả và nhộn nhịp của Bombay. Anh ta sinh ra trong sự thanh bình, yên tĩnh của vùng núi Kumaon - nơi trong chớp mắt, mưa có thể đến rồi tạnh ngay lập tức; nơi dòng sông Gagas hiện ra trước mặt mọi người rồi bỗng bị núi nuốt chửng; nơi sương mù dâng lên nhanh đến mức trong giây lát bạn không thể nhìn thấy núi, cây cối hoặc người cách bạn hai bước, cứ như thể bầu trời mây sụp xuống mặt đất. Nhưng anh ta chưa bao giờ được biết vẻ đẹp của quê hương mình. Ngay khi còn là một đứa con nít, anh đã phải rời ngôi nhà thân yêu, tự một mình bươn chải kiếm sống giữa biển đời. Thanh niên vùng này thường được tuyển vào quân đội, nhưng anh không đợi đến tuổi nhập ngũ. Anh ấy được một người Anh nhận làm hầu hạ trong một gia đình khi còn là thiếu niên. Sau đó mọi chuyện diễn ra như sau: Vào mùa hè - phục vụ ở trên những ngọn núi, vào mùa đông - anh hầu hạ trong các gia đình khác nhau. Khi rời khỏi làng, anh ta đang học lớp 6. Lúc anh từ nhà đến Raviphet, quần áo anh rách nát như tổ đỉa, làn da màu xám xịt. Tuy nhiên, nhờ chủ nhà tốt, anh có quần áo tươm tất, biết cách dùng xà-phòng, kem rẻ tiền và bột phấn của chủ… Và mặc dù đã đến tuổi đi lính, anh thích công việc của một người giúp việc gia đình đến mức không nhập ngũ. Anh đã kết hôn khi còn là một đứa trẻ, nhưng lễ kết hôn đã không diễn ra. Tóm lại, anh đã sống xa nhà phần lớn cuộc đời. Ở các thành phố thì đầy các cô gái trẻ thông minh, thời thượng; nơi có rạp chiếu phim và nhà hát. Và một lực vô hình nào đó đã nhấn chìm toàn bộ cơ thể anh ta. Anh có làn da trắng ngần, một bộ vest mốt… Và một ngày đẹp trời, anh ấy nhận ra rằng mẹ anh không muốn anh ta vào làm những ngôi nhà có con gái hay phụ nữ trẻ.

Anh cố gắng “định cư” ở những ngôi nhà đó, không có trở ngại gì. Nhưng anh cũng không thích điều đó lắm. Và rồi anh ta cùng một đồng nghiệp chuyển sang làm hẳn cho một khách sạn. Lúc đầu, anh giúp việc trong bếp, sau đó trở thành bồi bàn.

Lần đầu tiên anh làm ba năm tại một khách sạn ở Nainital. Ở đây công việc thật sự rất bận rộn: Họ phải làm việc từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối. Khách sạn có khoảng 100 phòng và chỉ có 10 người hầu. Buổi sáng phải mang trà lên phòng, sau đó là bữa sáng (một số quý ông còn yêu cầu mang bữa sáng lên phòng), sau đó phải dọn giường, dọn dẹp đồ đạc, nếu vừa lòng khách thì có hy vọng tiền boa. Sau đó phải đánh giày, phục vụ bữa trưa, sau đó là trà tối (thường được mang đến tận phòng) và cuối cùng là bữa tối. Sau bữa trưa, anh ngủ nửa tiếng hoặc phải cạo râu cho ai đó, hoặc nếu khách hàng yêu cầu từ phòng - hãy mang đến thuốc lá. Nếu không có gì để làm và cảm thấy mệt mỏi, thì anh sẽ đi dạo quanh thành phố và ngồi ở đâu đó trên lan-can bên hồ hoặc trên một chiếc thùng hàng rỗng để trò chuyện với những người quen.

Có lẽ anh đã sống như vậy cả đời, nhưng vụ làm ăn ở Nainital kéo dài không quá hai tháng vào mùa xuân và hai tháng vào mùa thu. Thời gian còn lại anh phải ở trong làng hoặc trong một nhà hàng ở một thành phố lớn nào đó trên đồng bằng.

*

Cách đây vài năm, một nữ diễn viên điện ảnh Bombay đã sống trong khách sạn của anh ấy ở Nainital cả tháng. Họ tình cờ nói chuyện và cô ấy mô tả cuộc sống ở Bombay cho anh để anh không cần đợi đến cuối vụ và cũng không nhận nốt số tiền nửa tháng lương còn lại ở khách sạn. Anh cùng cô đi Bombay.

Anh đã dành vài năm làm việc tại nhà diễn viên, đạo diễn và các nhà sản xuất phim khác nhau. Làm việc từ 5 giờ sáng đến 10 giờ tối, làm đầu bếp và người hầu. Anh sống với hy vọng đến lúc nào đó ông chủ hoặc tình nhân sẽ xếp cho mình một vai nhỏ nhất trong phim. Nhưng mất đến 3 năm không ai nhắc đến. Công việc ngày càng nhiều, anh từ bỏ ý định đó và quay trở lại làm bồi bàn.

Đã 3 năm anh không về làng của mình, và anh rất muốn về đó. Nhưng tại sao phải quay lại, anh vẫn chưa đủ tiền cần thiết để từ Bombay về quê, nếu anh tằn tiện trong vài tháng thì có lẽ không khó khăn gì. Nhưng ở Bombay anh đã nhiễm vài thói quen mới nên lương hết ngay từ tuần đầu tiên.

Thường thì anh thức dậy lúc 6 giờ rồi đến nhà hàng lúc 8 giờ và làm việc đến trưa hôm sau, nghỉ 3 giờ, từ 4 giờ cho đến cuối ngày lại làm ở một nhà hàng. Vào Chủ nhật, bồi lần lượt được nghỉ nửa ngày. Theo thường lệ, anh biến mất hai hoặc ba ngày sau ngày trả lương. Những ngày này, anh cởi mở, phấn khích, mặc bộ vest châu Âu và cùng với những người bạn như anh ấy ở các khách sạn khác, đi mua sắm ở TAERE và tham dự nhiều buổi biểu diễn cùng một lúc. Bình thường, anh ta ngồi trong nhà hàng của mình, nhưng những ngày nghỉ, anh ăn cơm, uống trà trong những nhà hàng khác trong thành phố. Lúc này, anh ta quên mất mình là ai và sau khi đóng vai nhà vua được một giờ, chính anh ta lại mắng vào người phục vụ. Toàn bộ tiền lương của anh ấy là 50 rupee, nhưng anh ấy trả tiền boa như một người quý tộc. Du khách bình thường thường cho tiền lẻ nhưng với anh ta dù hoá đơn lớn hay nhỏ thì đều đặt thêm nửa rupee lên bàn.

Nhưng trò hề như vậy đôi khi khiến bản thân anh thấy buồn cười, khiến đồng nghiệp của anh thường cười chế nhạo. Bằng cách boa hào phóng như vậy, với khả năng tài chính kém cỏi của mình, dường như anh ta đang thách thức du khách có túi đầy tiền nhưng tỏ ra keo kiệt. Điều này không có nghĩa là trong nhà hàng của anh ấy không có những người rộng rãi - tất nhiên là có, nhưng thật sự có ít người có bản chất hào phóng. Có những người tặng tiền boa chỉ vì mong muốn gây ấn tượng với bạn bè về sự giàu có của họ, và khi đến một mình, họ tự đưa đồng xu hoặc thanh toán hóa đơn tại máy tính tiền rồi bỏ đi, cố gắng tránh nhìn những người phục vụ.

*

Những người thường hào phóng cho tiền boa sẽ lục túi của họ trong một thời gian dài để tìm kiếm một đồng xu nhỏ. Khi được đưa cho một tấm vé 50 hoặc 10 rupee để thanh toán cho một hóa đơn lớn, anh ta luôn cố gắng trả lại một đồng xu 1 rupee để khách hàng dễ dàng khi boa. Nhưng cũng có những du khách, một cách vô lương tâm nhất, bỏ túi toàn bộ số tiền, đếm từng xu rồi bỏ đi. Vào những lúc như vậy, anh ta đôi khi nổi cơn thịnh nộ - với bản thân và với toàn bộ hệ thống tiền boa này, và sau đó chợt nhận ra rằng sẽ tốt hơn nhiều nếu anh ta bỏ việc boa và thu nhập thêm 20, 30 rupee. Có những người trong nhà hàng của anh ấy - anh ấy cũng biết rất rõ điều này - và những người kiếm được ít tiền - giống như đa số cư dân Bombay, không đủ khả năng để ăn ở nhà hàng. Và theo hệ thống boa hiện tại, họ buộc phải đưa ra tiền boa, đồng thời khuôn mặt của họ cũng giống như bạn muốn nói với họ: hãy giữ cái này cho riêng mình, hay giúp ích cho sức khỏe của bạn! Nhưng anh ta không bao giờ nói điều đó mà chỉ lặng lẽ cúi đầu nhận tiền. Khi một thương gia nào đó - và anh ta biết rằng đó là một người giàu có, miễn cưỡng đưa ra tiền lẻ để uống trà, anh ta muốn ném tiền vào mặt người ấy, nhưng rồi anh không nói gì, cúi đầu u ám và im lặng đặt số tiền này vào túi.

Nếu một cặp vợ chồng trẻ say sưa với mối tình đầu của họ bước vào một nhà hàng, và anh đang phục vụ trà hoặc bữa trưa cho họ, nghe thấy những lời tâm tình nhẹ nhàng, lặng lẽ của họ, anh ta chợt nhớ đến người vợ vẫn còn ở trong làng và một tiếng thở dài nặng nề thoát ra từ ngực người bồi bàn. Sau đó, anh ta sẽ ứng trước tiền lương của mình, mua một vé số và chờ đợi đến khi kết quả của nó được biết đến, lúc đó anh lơ lửng trong những giấc mơ ngọt ngào nhất. Và khi niềm hy vọng nhường chỗ cho sự thất vọng, anh ngâm nga với nỗi buồn sâu sắc một bài thơ anh nghe được từ một vị khách:

Nỗi tuyệt vọng luôn sống trong tâm hồn trong sự chia ly.

Hy vọng luôn dẫn đến sự lừa dối.

Và một lần nữa, giống như một cái đèn cù, vòng quay của cuộc đời anh ta vẫn tiếp tục - những quân bài được chia trong trò chơi… Quân bài này, mòn mỏi do phải chia bài liên tục, biết nhiều, nghĩ nhiều, hiểu nhiều… nhưng không thể thoát khỏi trò chơi cuộc đời! Và mọi người đang chia bài…