Nhọc nhằn nghề chẻ đá

Khoảng 40 năm trước, nghề chẻ đá ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang ra đời, đến năm 2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống cấp tỉnh. Nghề chẻ đá đã và đang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho không ít hộ dân, nhưng tiềm ẩn rất nhiều hiểm nguy, bệnh tật cho người lao động. 
0:00 / 0:00
0:00
Nhiều lao động có thói quen không đeo khẩu trang (do khó thở) nên luôn đối mặt với khói bụi của đá rất độc hại.
Nhiều lao động có thói quen không đeo khẩu trang (do khó thở) nên luôn đối mặt với khói bụi của đá rất độc hại.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thổ Sơn Trần Phal cho biết, toàn xã hiện có 3.867 hộ, với 14.256 khẩu. Trên địa bàn có khoảng 60 hộ và 150 người làm nghề chẻ đá, tập trung ở hai ấp Hòn Sóc và Bến Đá; thu nhập bình quân từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng/ người/ngày.

Nhọc nhằn nghề chẻ đá ảnh 1

Lao động làm việc trong môi trường nắng nóng cao độ.

Hằng ngày, công nhân nhận từng tảng đá lớn do doanh nghiệp phân bổ, tập kết để chẻ từng khúc đá theo kẻ chỉ đã được vạch sẵn để tạo ra hàng nghìn trụ đá ngắn, dài, kích cỡ khác nhau. Sản phẩm sau đó được đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Mặc dù công việc vất vả và nguy hiểm trong môi trường độc hại do hít khói bụi, thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt,... nhưng phần lớn không được bảo hộ lao động. Chị Huỳnh Thị Cẩm Tú, 50 tuổi, quê ở tỉnh An Giang có thâm niên 30 năm làm nghề chẻ đá bộc bạch: “Cuộc sống mà, vất vả cũng phải làm! Cây đục, viên đá văng vào tay, chân là chuyện bình thường. Chưa kể, nghề này rất độc hại, do thường xuyên hít phải khói bụi vào phổi”.

Nhọc nhằn nghề chẻ đá ảnh 2

Người lao động làm việc bên cạnh những tảng đá lớn, rất dễ bị đá lăn đè lên chân.