Lâm phần rừng tràm và rừng các cụm đảo trên địa bàn tỉnh Cà Mau hơn 45.500 ha, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện U Minh và Trần Văn Thời. Trong số này, rừng sản xuất là hơn 30.000 ha với hai loại cây chủ lực là tràm và keo lai.
Chỉ riêng trên địa bàn huyện U Minh, trong tổng số hơn 27.000 ha rừng sản xuất có hơn 11.500 ha kê liếp trồng cây keo thâm canh. Điểm chung của vụ keo lai là khởi đầu vào đầu mùa mưa - mùa thu hoạch gỗ khi cây rừng đến tuổi khai thác, cũng là mùa cải tạo lại đất để tái trồng rừng vụ mới, với chu kỳ từ trồng đến thu hoạch khoảng 5 năm, trữ lượng gỗ khoảng 300m3/ha.
Trong mùa sa mưa, nước dưới kênh, rạch… được lấp đầy tạo thuận lợi trong vận chuyển lâm sản. Các thửa rừng keo lai được thương lái vào tận nơi thu mua, giá trung bình từ 160-180 triệu đồng/ha, gấp đôi giá tràm.
Gỗ keo lai là nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất giấy; được băm nhỏ để sản xuất than viên nén làm chất đốt hoặc chế biến thành ván ghép công nghiệp phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong ngành xây dựng, trang trí nội thất…
![]() |
Keo lai sau khai thác được vận chuyển bằng ghe lớn tập kết tại các bìa rừng. |
![]() |
Gỗ keo lai còn được vận chuyển bằng đường xe tải đến các khu vực chế biến lâm sản tập trung trong và ngoài tỉnh. |
![]() |
Gỗ keo lai còn được vận chuyển bằng đường xe tải đến các khu vực chế biến lâm sản tập trung trong và ngoài tỉnh. |
![]() |
Sau khai thác, cư dân miệt rừng U Minh hạ tái trồng mới vụ keo lai ngay trong mùa mưa để cây dễ phát triển. |