Rạng sáng 1/5/1975, tận tai nghe tin miền nam hoàn toàn giải phóng từ chiếc radio ngay cửa Trại 6B, Nhà tù Côn Đảo, bà Hoàng Thị Khánh (cựu tù Côn Đảo, hiện là Trưởng ban Liên lạc Cựu tù chính trị và tù binh Thành phố Hồ Chí Minh) cùng bạn tù ôm chặt lấy nhau. “Mình chiến thắng rồi! Mình sống rồi các chị ơi!”, tất cả cùng reo vang. Chỉ vài phút trước đó, họ vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nhưng giờ đây, tất cả vỡ òa hạnh phúc. Nước mắt rơi sau chuỗi ngày đằng đẵng chờ mong “chiến thắng cuối cùng”. Côn Đảo nay đã thấy hòa bình, tự do.
Bà Hoàng Thị Khánh, Trưởng ban Liên lạc toàn quốc chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày cho biết, Ngày giải phóng Côn Đảo (1/5/1975) là thời khắc hạnh phúc nhất, xúc động nhất trong cuộc đời bà. Những ký ức về năm tháng ở “địa ngục trần gian” vẫn còn in đậm trong tâm trí của người tù chính trị năm xưa, dù thời gian đã lùi xa nửa thế kỷ.
Tối 16/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao tặng 32 tượng chân dung các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước tại nhà tù Côn Đảo, giai đoạn trước 1930 đến 1975.
Ngày bị đày ra Nhà tù Côn Đảo cùng nhiều chiến sĩ cách mạng khác, bà Phan Thị Bé Tư chưa tròn 20 tuổi. Suốt 5 năm chịu đày đọa ở nơi được gọi là “địa ngục trần gian”, lắm lúc cơ thể kiệt quệ vì các đòn tra tấn, đàn áp dã man nhưng tinh thần của bà và bạn tù vẫn bất khuất, kiên trung. Bởi khi đó họ luôn tin, ngày chiến thắng đang cận kề.
Côn Đảo là đảo tiền tiêu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong bảo vệ quyền, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Những năm gần đây, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của mình nhờ phát triển mạnh về du lịch, phát huy tốt giá trị lịch sử, văn hóa của Di tích Quốc gia đặc biệt nhà tù Côn Đảo; phát triển du lịch sinh thái rừng, biển...
Chiều 15/7, Đoàn công tác Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn đã tới thăm Bảo tàng Côn Đảo và Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo.
Ngày 14/4, Trung tâm Bảo tồn di tích quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc triển lãm với chuyên đề “Côn Đảo-Trà Vinh kết nối văn hóa và du lịch” tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh.
NDĐT - Trong những năm 40 của thế kỷ trước, có một bức tượng Bác Hồ đã được các chiến sĩ cộng sản lưu giữ tại nhà tù Côn Đảo với sự kính trọng và niềm tin tưởng tuyệt đối với vị lãnh tụ kính yêu, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau gần 70 năm, tác phẩm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt này lại được thấy ở Pháp và được trao lại cho Việt Nam để giới thiệu tới công chúng vào dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người.
NDĐT - Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2017), ngày 28-4, tại TP Buôn Ma Thuột, Hội Người tù yêu nước tỉnh Đác Lắc tổ chức gặp mặt hơn 200 cán bộ, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, giam giữ ở Côn Đảo và Phú Quốc.
NDĐT- Sáng 26-4, tại TP Bà Rịa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng LLVTND cho tập thể và các cá nhân chiến sĩ cách mạng nhà tù Côn Đảo.
NDĐT- Sáng 26-4, tại TP Bà Rịa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng LLVTND cho tập thể và các cá nhân chiến sĩ cách mạng nhà tù Côn Đảo.
Kỹ sư Thái Chung (ảnh bên), chuyên làm về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa. Năm 2012, anh được nhận danh hiệu Công dân tiêu biểu thủ đô. “Thương hiệu” của anh gắn với hàng loạt di tích được trùng tu (đình Tây Đằng, đền Bà Triệu,... chùa Mía, chùa Long Đọi Sơn, chùa Bối Khê và nhà tù Côn Đảo...) mà không để lại một lời ì xèo trên báo. Bên ấm trà nóng của một ngày đông Hà Nội, anh cởi mở trong câu chuyện trùng tu.
NDĐT-Ngày 17-8. tại TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng phối hợp Ban quản lý Di tích Côn Đảo triến lãm chuyên đề: Nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1930-1945. Triển lãm trưng bày hơn 130 hình ảnh tư liệu, hiện vật, với nội dung: Khái quát nhà tù Côn Đảo, Nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1930 – 1945 và Côn Đảo ngày nay.