Các sinh viên xuất sắc của Trường đại học Đông Á nhận học bổng tham gia chương trình thực tập nghề nghiệp 1 năm tại Nhật Bản. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Doanh nghiệp Nhật Bản trao hơn 340 triệu đồng học bổng cho sinh viên Đà Nẵng

Tại Lễ khai mạc Ngày hội việc làm Nhật Bản 2025 Trường đại học Đông Á sáng 22/5, đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đã  trao hơn 340 triệu đồng học bổng cho các sinh viên Đà Nẵng. Theo đó, trao tặng 36 suất học bổng cho sinh viên xuất sắc tham gia chương trình thực tập nghề nghiệp 1 năm và làm việc chính thức tại Nhật Bản.
Tàu cập cảng chuyên dùng của Tập đoàn Hòa Phát bốc xếp hàng hóa tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi). (Ảnh: MINH DŨNG)

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua thách thức

Doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn từ vấn đề tài chính, chi phí sản xuất, đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Bên cạnh những nỗ lực vượt bậc của doanh nghiệp, còn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, đóng vai trò kiến tạo, giúp doanh nghiệp có “điểm tựa” vươn lên.
MISA - Doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu

MISA - Sứ mệnh phụng sự giữa kỷ nguyên công nghệ

Công ty Cổ phần MISA đã trở thành doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam cung cấp các giải pháp chuyển đổi số về tài chính-kế toán và quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, các giải pháp của MISA đang phục vụ hơn 350.000 khách hàng, gồm các đơn vị hành chính sự nghiệp, xã/phường, trường học, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và gần 3,5 triệu cá nhân. Không dừng lại ở thị trường trong nước, MISA với tinh thần “Go Global” đã đưa sản phẩm hiện diện tại tại 22 quốc gia, chinh phục những thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia,...
Doanh nghiệp đang rất kỳ vọng vào các chính sách hỗ trợ cấp thiết từ Nhà nước. (Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT)

Thể chế hóa các nội dung cấp thiết để chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sớm đi vào cuộc sống

Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân mang một sứ mệnh đặc biệt - thể chế hóa ngay, nhanh nhất, kịp thời nhất các nội dung trọng tâm từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, thay vì phải chờ sửa hàng loạt luật vốn chưa nằm trong chương trình xây dựng pháp luật kỳ này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra chứng kiến các doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan trao đổi văn bản thỏa thuận hợp tác tại diễn đàn. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan hợp tác, tham gia sâu, thực chất hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiều 16/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đồng chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Thái Lan 2025 với chủ đề “Một cộng một trên ba kết nối”. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Các đại biểu tham gia phiên thảo luận bàn tròn.

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 68/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 15/5, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Trường đại học Tài chính-Marketing phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 68/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam”.
Lực lượng tư nhân không chỉ đang “làm ăn” mà đang tham gia vào nhiệm vụ chiến lược của quốc gia.

Khi những hạt giống tư nhân vươn ra biển lớn

Giữa con hẻm nhỏ ở nội đô một thành phố lớn, có một xưởng cơ khí vỏn vẹn chưa đầy 100m2. Ba người trẻ, sau những năm học tập và làm việc ở nước ngoài, quyết định quay về nước mở một “xưởng thông minh”. Khác với cách làm truyền thống, họ ứng dụng công nghệ internet vạn vật (IoT), tích hợp cảm biến, vận hành bằng dữ liệu thời gian thực, giúp các cơ sở nhỏ tự động hóa quy trình mà không cần đầu tư lớn.
Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh: BÙI GIANG)

Tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp

Thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã chỉnh lý theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp do doanh nghiệp thành lập hoặc đầu tư vốn tiếp cận được nguồn vốn hợp lý, tạo nguồn lực để doanh nghiệp phát triển.
Công nhân vui mừng mua sắm tại “Điểm phúc lợi công đoàn” khu chế xuất Linh Trung 1, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chăm lo cho người lao động bằng những việc làm thiết thực

Với hơn 1,7 triệu công nhân, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có lực lượng lao động đông đảo nhất nước. Thời gian qua, công tác chăm lo cho người lao động luôn được các cấp công đoàn triển khai bằng nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả, đặc biệt là trong tháng 5 - Tháng Công nhân. Từ đó, giúp người lao động có thêm niềm vui, động lực để tiếp tục đóng góp vào sự phát triển doanh nghiệp.
Phần lớn diện tích cà-phê xuất khẩu của tỉnh Gia Lai nằm ở "vùng an toàn" so với quy định của EU.

Chủ động thích ứng quy định chống mất rừng

Ngày 23/6/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Quy định về chống mất rừng (EUDR), áp dụng cho 7 nhóm hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này, gồm: Cà-phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt gia súc, ca cao và đậu. Theo đó, EUDR sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 30/12/2025 đối với các doanh nghiệp lớn và tháng 6/2026 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (trước đó, quy định đến ngày 31/12/2024).
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Cần có các cơ chế, chính sách mang tính "đòn bẩy, điểm tựa" để phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách về thảo luận cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng và Lê Thành Long.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Tránh lạm dụng thanh tra, kiểm tra nhũng nhiễu doanh nghiệp

Tán thành với việc sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra, song nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng việc sắp xếp hoạt động thanh tra cần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; tránh chồng chéo với hoạt động kiểm tra chuyên ngành cũng như tình trạng lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.