Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, sự ra đời của Nghị quyết 68/TW là một dấu mốc quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng trong việc thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, một động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
“Nghị quyết không chỉ tiếp nối tinh thần đổi mới, hội nhập, mà còn mở ra một hành lang chính sách rộng lớn nhằm khơi thông nguồn lực xã hội, phát huy tiềm năng sáng tạo và sức cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh mới khi Việt Nam chuẩn bị những tiền đề trong kỷ nguyên phát triển mới, phồn thịnh và hùng cường”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tuấn Hưng cho biết.
Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tuấn Hưng, trong kỷ nguyên phát triển mới, nơi công nghệ, chuyển đổi số, kinh tế xanh và hội nhập sâu rộng đang tạo ra những cơ hội và thách thức chưa từng có.
Việc cụ thể hóa, triển khai hiệu quả các mục tiêu, định hướng của Nghị quyết số 68/TW là một yêu cầu cấp thiết.
![]() |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phát biểu tại hội thảo. |
Điều này đòi hỏi sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc chủ động của cộng đồng doanh nghiệp và sự tư vấn chính sách khoa học từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Việc cụ thể hóa, triển khai hiệu quả các mục tiêu, định hướng của Nghị quyết số 68/TW là một yêu cầu cấp thiết. Điều này đòi hỏi sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc chủ động của cộng đồng doanh nghiệp và sự tư vấn chính sách khoa học từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tuấn Hưng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường đại học Tài chính-Marketing cho rằng, Nghị quyết số 68-NQ/TW ra đời trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hùng cường vào năm 2045.
Trong tiến trình đó, khu vực kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng, đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới sáng tạo, tạo việc làm và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt, thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều rào cản về thể chế, môi trường kinh doanh, tiếp cận nguồn lực, năng lực cạnh tranh và sự liên kết trong chuỗi giá trị.

Tạo sức bật cho kinh tế tư nhân
Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến kinh tế tư nhân ở các cấp, các ngành chưa đồng bộ, thiếu nhất quán; sự phối hợp giữa các chủ thể trong hệ sinh thái phát triển kinh tế tư nhân còn hạn chế.
Nghị quyết số 68-NQ/TW đã đưa ra những định hướng chiến lược và mục tiêu rõ ràng: Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế; phát triển đội ngũ doanh nhân dân tộc có bản lĩnh, trí tuệ, khát vọng đổi mới sáng tạo và tinh thần phụng sự Tổ quốc.
![]() |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường đại học Tài chính-Marketing phát biểu tại hội thảo. |
Đồng thời, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh công bằng, minh bạch, thuận lợi; tăng cường liên kết giữa khu vực tư nhân với khu vực kinh tế nhà nước và FDI để hình thành các chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành và phát triển doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, có sức cạnh tranh toàn cầu.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý… tập trung thảo luận, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Trong đó, đề xuất xây dựng và hoàn thiện thể chế đầy đủ, bảo đảm minh bạch, ổn định, cũng như bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.
Kiên quyết xóa bỏ triệt để các loại giấy phép con, loại bỏ triệt để sự chồng chéo, bất cập, mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật để khu vực kinh tế tư nhân được thuận lợi phát triển, thuận lợi tiếp cận và tham gia vào tất cả các ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cấm.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hùng Cường, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội
Đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, nghiên cứu và phát triển (R&D), khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng bền vững...
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hùng Cường, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các đơn vị liên quan cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh bình đẳng, công bằng, thuận lợi.
![]() |
Đoàn chủ toạ chủ trì hội thảo. |
Đồng thời, kiên quyết xóa bỏ triệt để các loại giấy phép con, loại bỏ triệt để sự chồng chéo, bất cập, mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật, để khu vực kinh tế tư nhân được thuận lợi phát triển, thuận lợi tiếp cận và tham gia vào tất cả các ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cấm.
Trong từng giai đoạn, cần ban hành các chính sách để có tác động tức thời, hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.