Hiện nay, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn với hơn 25% trong cơ cấu của ngành nông nghiệp và là sinh kế quan trọng của hơn 10 triệu gia đình vùng nông thôn. Năm 2024, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 8,26 triệu tấn, trong đó thịt lợn 5,16 triệu tấn, thịt gia cầm 2,43 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 533,6 triệu USD.
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Lê Minh Lịnh cho biết: “Cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, bệnh lở mồm long móng trên gia súc, viêm da nổi cục ở trâu, bò… xảy ra trong những năm gần đây ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi nước ta. Vì vậy, chăn nuôi an toàn dịch bệnh đang trở nên cấp thiết để bảo đảm thu nhập cho người dân và nguồn cung an toàn phục vụ xuất khẩu”.
Trong 5 năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp các đơn vị, địa phương hỗ trợ phát triển nhiều dự án chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Ngành chăn nuôi lợn có 15 dự án giúp tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, liên kết tiêu thụ cho nên giá bán ổn định và cao hơn thị trường từ 10 đến 15%, lợi nhuận tăng từ 130.000 đến 350.000 đồng/con.
Ngành chăn nuôi lợn có 15 dự án giúp tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, liên kết tiêu thụ cho nên giá bán ổn định và cao hơn thị trường từ 10 đến 15%, lợi nhuận tăng từ 130.000 đến 350.000 đồng/con.
Chăn nuôi gia cầm với 24 dự án áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học giúp kiểm soát, khống chế các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cung cấp các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Qua đánh giá, một số mô hình có liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nên hiệu quả kinh tế tăng từ 11 đến 17,5%, lợi nhuận tăng từ 3 đến 7 triệu đồng/1.000 con gà thịt so với chăn nuôi truyền thống.
Hiện nay, trang trại chúng tôi đang chăn nuôi 600 lợn nái theo hướng an toàn dịch bệnh, mỗi năm xuất ra thị trường 14 nghìn lợn con. Do chăn nuôi theo hướng này dịch bệnh được kiểm soát, đầu ra bảo đảm cho nên thu nhập cao hơn so với truyền thống.
Anh Ngô Tiến Đức, quản lý trang trại chăn nuôi lợn thuộc Hợp tác xã Chăn nuôi Giang Huy (Bắc Ninh).
Theo Chi cục trưởng Chăn nuôi, thú y và thủy sản Bắc Ninh Nguyễn Hữu Thọ: “Trên địa bàn tỉnh hiện nay đang chăn nuôi khoảng 300 nghìn con lợn, 20 nghìn trâu, bò, 5,7 triệu con gia cầm… Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi, toàn tỉnh đã xây dựng 17 cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Theo đánh giá, các cơ sở, vùng sau khi thực hiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với chăn nuôi nhỏ lẻ’.
Anh Ngô Tiến Đức, quản lý trang trại chăn nuôi lợn thuộc Hợp tác xã Chăn nuôi Giang Huy (Bắc Ninh) chia sẻ: “Hiện nay, trang trại chúng tôi đang chăn nuôi 600 lợn nái theo hướng an toàn dịch bệnh, mỗi năm xuất ra thị trường 14 nghìn lợn con. Do chăn nuôi theo hướng này dịch bệnh được kiểm soát, đầu ra bảo đảm cho nên thu nhập cao hơn so với truyền thống”.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Nam cho biết, những năm qua ngành chăn nuôi trên địa bàn đã đạt được những kết quả khả quan giúp ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân ở các vùng nông thôn. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện đang chăn nuôi 385 nghìn con lợn, 8,9 triệu con gia cầm, 37 nghìn con trâu, bò; toàn tỉnh hiện đang duy trì 6 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Khi các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh sẽ thuận lợi trong việc kiểm dịch vận chuyển khi xuất bán và được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật, đồng thời, được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch và ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh còn giảm nguy cơ vật nuôi bị bệnh cũng như cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường, nhất là đối với các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, đến nay, cả nước có 3.768 cơ sở, vùng chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh ở 62 địa phương.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh hiện nay còn gặp nhiều thách thức do chưa có chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp và người chăn nuôi tham gia xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; thủ tục đăng ký, công nhận còn phức tạp, một số quy trình chưa linh hoạt, gây khó khăn cho các cơ sở nhỏ và vừa; chưa có cơ chế liên kết chuỗi chặt chẽ giữa cơ sở chăn nuôi và doanh nghiệp chế biến.
Về vấn đề này, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Nam Định cho rằng, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã xây dựng 49 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, do phải giảm chi phí sản xuất, lợi ích của cơ sở an toàn dịch bệnh còn ít nên hiện tại toàn tỉnh còn 19 cơ sở chăn nuôi có giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh còn hiệu lực và chưa có vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Tại thành phố Hà Nội, hiện nay có 29 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh. Nhưng việc xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn gặp khó khăn do số lượng trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, áp dụng quy trình an toàn sinh học chiếm tỷ lệ chưa cao; nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, nằm xen kẽ trong khu dân cư, gây khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Một số nơi, việc kiểm soát nguồn gốc con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại và phòng chống dịch bệnh còn mang tính tự phát…
Tại diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: "Giải pháp xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Lạng Sơn vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tuyên truyền cho người dân chuyển dịch chăn nuôi từ nông hộ sang trang trại gắn với an toàn dịch bệnh; quy hoạch quỹ đất xây dựng điểm giết mổ tập trung bảo đảm các tiêu chí về an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Thành phố Hà Nội hiện nay có 29 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh, nhưng việc xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn gặp khó khăn do số lượng trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, áp dụng quy trình an toàn sinh học chiếm tỷ lệ chưa cao.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh; tập huấn nâng cao nhận thức của người dân về chăn nuôi an toàn dịch bệnh; xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh điển hình để người dân học tập và làm theo; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chăn nuôi an toàn dịch bệnh...