Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vị thế là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Với tinh thần năng động, linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh với thị trường, khu vực này đang góp phần tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế, thúc đẩy sáng tạo và khơi dậy tiềm năng từ mọi tầng lớp trong xã hội.
Ở thời khắc quan trọng có tính chất bước ngoặt của lịch sử hiện nay, kinh tế tư nhân đang được kích hoạt để tăng tốc trên đường ray phát triển mới. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo mang tính chất đột phá về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có yêu cầu xoá bỏ định kiến, đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước.
Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân vừa được ban hành. Các giải pháp nhằm bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân được quy định rõ tại mục 2, phần III của Nghị quyết này.
Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, mở ra giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân với vai trò là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây sẽ là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững...
Nhằm góp phần cụ thể hóa Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã lập tức triển khai Chương trình hành động thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân trong tất cả các cấp hội với 5 nội dung chiến lược.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết sẽ tạo đòn bẩy giúp Khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành "một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia". Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:
Ngày 17/3, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Quan điểm này được ra đời trên cơ sở kế thừa, phát triển sáng tạo tư duy, nhận thức của Đảng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân như là một trong những giải pháp đột phá, tạo cú huých cho kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng của dân tộc
Cùng toàn ngành ngân hàng, Agribank luôn đồng hành, sát cánh kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng.
Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có gần một triệu doanh nghiệp, trong đó, chiếm phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tỷ lệ khoảng 98%. Để phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, thì cần phải tạo lực đẩy cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn lên, “có năng lực cạnh tranh toàn cầu, làm chủ công nghệ và hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng quốc tế” (Theo Tổng Bí thư Tô Lâm). Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn về vấn đề này với Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ)
Coi trọng kinh tế tư nhân là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta và dần dần được hoàn thiện qua các kỳ đại hội. Quan điểm “Phát triển kinh tế tư nhân-đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” được ra đời trên cơ sở kế thừa, phát triển sáng tạo tư duy, nhận thức của Đảng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân như là một trong những giải pháp đột phá, tạo cú huých cho kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng của dân tộc.
Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên mới” kết nối các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp nhằm thảo luận mô hình kinh tế mới, cải cách cơ cấu và chiến lược tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, đưa Việt Nam tiến tới sự thịnh vượng bền vững và bao trùm trong kỷ nguyên mới.
Chiều 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để cho ý kiến về Đề án trước khi trình Bộ Chính trị.
Chiều 9/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đề án 06 của Chính phủ, cải cách hành chính Nhà nước, chuyển đổi số trong Đảng tỉnh Bắc Ninh tổ chức phiên họp thứ hai để triển khai những nội dung trọng tâm trong thời gian tới.
Làng nghề - vừa là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, truyền thống của đất nước, vừa tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Trong định hướng phát triển kinh tế tư nhân thời gian tới, khu vực kinh tế làng nghề với những tiềm năng sẵn có, sẽ cần được tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ theo hướng riêng, đóng góp giá trị cao vào kinh tế địa phương và kinh tế đất nước.
Trên một số trang mạng xã hội của các thế lực thù địch, phản động có nhiều bài viết suy diễn và bịa đặt một cách trắng trợn những quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và kinh tế tư nhân ở nước ta nói riêng. Qua đó, những kẻ thù địch công kích, hòng gây hoang mang, làm sụt giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Những âm mưu thâm độc này cần phải được nhận diện rõ và kiên quyết đấu tranh đến cùng.
Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam mới có hơn 940 nghìn doanh nghiệp. Trong đó, 12 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất có giá trị vốn hóa 70 tỷ USD, chỉ bằng một tập đoàn kinh tế của nước ngoài. Để bứt phá trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tư nhân phù hợp tình hình của đất nước hiện nay.
Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh và chỉ cần 10% số hộ kinh doanh này chuyển đổi lên doanh nghiệp sẽ tạo ra nguồn động lực to lớn trong khu vực kinh tế tư nhân. Khi đó, mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 cũng không còn xa vời.
Chiều 2/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.
Chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, viết tiếp câu chuyện thành công của một Việt Nam thịnh vượng, một lần nữa, Đảng ta định vị khu vực kinh tế tư nhân với vai trò là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng đất nước. Trên quan điểm đổi mới về tư duy, nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đang được thiết kế với hàng loạt cải cách đột phá về thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh để kinh tế tư nhân trở nên vững mạnh, góp phần quan trọng định hình tương lai của kinh tế quốc gia.
Đại diện các doanh nghiệp và lãnh đạo hiệp hội cho rằng, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự phát triển mạnh mẽ và trở thành động lực quan trọng trong nền kinh tế, cần có một loạt giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ từ cả phía Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.
Lần đầu tiên, khu vực kinh tế tư nhân được coi là “động lực quan trọng nhất” trong tăng trưởng kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo, cần sớm ban hành một Nghị quyết mới, đột phá về kinh tế tư nhân. Việc hoàn thiện thể chế sẽ là chìa khóa thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, góp phần đưa Việt Nam vào quỹ đạo tăng trưởng cao, hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tín dụng ngân hàng đã và đang trở thành nguồn vốn chủ lực giúp người dân, doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất và gia tăng sức cạnh tranh, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, để khu vực này bứt phá trong kỷ nguyên mới, cần có sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa ngân hàng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, nhất là sự cải cách mạnh mẽ về thể chế.
Bản tin cập nhật những vấn đề thời sự nổi bật: Nghiêm cấm chiếm giữ, chuyển giao, hủy tài liệu khi sắp xếp tổ chức bộ máy; "Thời Điểm Vàng" Để Kinh Tế Tư Nhân Bứt Phá; Tổng thống Ukraine có thể đã chấp nhận từ bỏ gia nhập NATO.
Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân sẽ là bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Thay đổi tư duy, cách làm đột phá theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, cùng với những chính sách và quy định mới sẽ là "thời điểm vàng" để khu vực tư nhân bứt phá.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV kiến nghị, cần thống nhất về quan điểm, nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân; coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, là lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam; loại bỏ tư tưởng "trọng công hơn tư" , nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước là “phục vụ, trân trọng” thay vì định kiến, hẹp hòi, mở ra kỷ nguyên mới của kinh tế tư nhân Việt Nam. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú khẳng định, ngành Ngân hàng xác định hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân là một định hướng lâu dài. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã đồng bộ triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ưu tiên vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ 4%/năm.
Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, nhưng vẫn còn nhiều rào cản, khó khăn cần tháo gỡ. Để giúp khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của đất nước, cần phải có những cải cách về thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh, đồng thời khuyến khích sự đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp.