Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã trở thành điểm sáng của cả nước trong công tác bảo vệ động vật rừng.
Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã trở thành điểm sáng của cả nước trong công tác bảo vệ động vật rừng.

Một ngày tại bệnh viện cho động vật hoang dã Sóc Sơn

NDO - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã trở thành điểm sáng của cả nước trong công tác bảo vệ động vật rừng.

Nơi đây không chỉ là nơi cứu chữa mà còn là ngôi nhà giúp các loài động vật hồi phục sức khỏe trước khi được thả về với tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam.

Sau khi được giải cứu và trải qua hành trình vận chuyển kéo dài, các cá thể động vật hoang dã thường bị tổn thương nặng nề. Khi được tiếp nhận bởi Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, chúng sẽ được chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe và từng bước thích nghi với cuộc sống mới.

Một ngày tại bệnh viện cho động vật hoang dã Sóc Sơn ảnh 1

Nhiệm vụ đầu tiên sau khi trung tâm “tiếp đón” các loài động vật hoang dã từ các vụ giải cứu là công tác cách ly để theo dõi sức khỏe và hạn chế lây bệnh giữa các loài với nhau.

Nhiệm vụ đầu tiên sau khi trung tâm “tiếp đón” các loài động vật hoang dã từ các vụ giải cứu là công tác cách ly để theo dõi sức khỏe và hạn chế lây bệnh giữa các loài với nhau.

“Cách ly là bước đầu tiên rất là quan trọng trong việc cứu hộ và bảo tồn. Tuy nhiên, các cơ sở ở Việt Nam không quan tâm đến khâu này bởi đây là kỹ thuật mới và điều kiện cơ sở vật chất chưa bảo bảo”, chị Trịnh Thị Thu Hằng (cán bộ phụ trách công việc bảo tồn ở trung tâm) chia sẻ.

Sau khi được cách ly và điều trị, các cá thể động vật hoang dã sẽ được chuyển đến một không gian sống được thiết kế riêng, mô phỏng tối đa môi trường tự nhiên quen thuộc nhằm giúp chúng nhanh chóng phục hồi các tập tính bản năng.

Một ngày tại bệnh viện cho động vật hoang dã Sóc Sơn ảnh 2

Sau khi được cách ly và điều trị, các cá thể động vật hoang dã sẽ được chuyển đến một không gian sống được thiết kế riêng.

Thí dụ, những chuồng dành cho loài chim sẽ được thiết kế theo chiều dài để tạo không gian cho chim được tập bay theo đúng tập tính của chúng. Hay các chuồng nuôi khỉ được trang bị nhiều cành cây để kích thích bản năng leo trèo, giúp chúng phục hồi các hành vi tự nhiên và thích nghi tốt hơn với môi trường hoang dã sau này.

Trong quá trình phục hồi thể trạng thể chất ở các chuồng, các loài động vật hoang dã sẽ được kiểm tra sức khỏe thường xuyên định kỳ. Quá trình thăm khám sức khỏe bao gồm đo huyết áp, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi. Tất cả các động vật sẽ được gây mê trước khi bác sĩ thú ý khám bệnh.

Một ngày tại bệnh viện cho động vật hoang dã Sóc Sơn ảnh 3

Khu vực nhà chữa bệnh cho động vật hoang dã.

“Các thiết bị y tế khám chữa bệnh cho các bạn động vật hoang dã được các tổ chức phi Chính phủ và bảo vệ động vật hoang dã tài trợ. Đặc biệt, nguồn lực bác sĩ thú ý khám chữa bệnh định kỳ cho động vật hoang dã cũng đều là làm việc dưới danh nghĩa phi lợi nhuận. Bởi họ yêu động vật và muốn bảo vệ chúng nên sẵn sàng cống hiến”, ông Nguyễn Xuân Hồng, Giám đốc trung tâm chia sẻ.

Bên cạnh chăm sóc sức khỏe thể chất, thể trạng tinh thần của các cá thể động vật hoang dã ở đây cũng được nhân viên cứu hộ theo dõi. Nhiều loài động vật hoang dã sau khi bị hành hạ và tổn thương lâu dài, chúng đã có những hành vi “lệch chuẩn” và mất đi tập tính của mình.

Một ngày tại bệnh viện cho động vật hoang dã Sóc Sơn ảnh 4

Bên cạnh chăm sóc sức khỏe thể chất, thể trạng tinh thần của các cá thể động vật hoang dã ở đây cũng được nhân viên cứu hộ theo dõi.

“Để chữa lành về mặt tinh thần cho các bạn động vật hoang dã ở đây, chúng tôi thường xuyên theo dõi hành vi và tâm trạng của chúng. Từ đó, chúng tôi tạo ra các dụng cụ đồ chơi phù hợp để chúng được hoạt động và giải tỏa tâm trạng. Con vật cũng giống như con người đều cần vui chơi và giải trí để sinh hoạt bình thường”, anh Harold (cán bộ phụ trách phúc lợi cho động vật) chia sẻ.

Đồng thời, cán bộ phụ trách công tác bảo tồn ở trung tâm cũng tiến hành phương án “ghép đôi” cho các động vật cùng loài để chúng có thể “chơi với nhau” và có cơ hội thực hành tập tính tự nhiên của mình.

Một ngày tại bệnh viện cho động vật hoang dã Sóc Sơn ảnh 5

Một cá thể khỉ tại Trung tâm.

“Ở đây có một bạn khỉ mắc chứng bệnh tự kỷ khi thường xuyên có hành vi đập tay vào mặt mình. Chúng tôi theo dõi và thấy hành vi này lặp lại liên tục nên đã quyết định ghép đôi với một bạn khỉ khác để chúng chơi với nhau. Sau 6 tháng, khi được sống và chăm sóc trong môi trường an toàn, bạn khỉ này đã dần bỏ được 90% hành vi bất thường”, chị Trịnh Thu Hằng, cán bộ phụ trách công việc bảo tồn ở trung tâm chia sẻ.

Một ngày tại bệnh viện cho động vật hoang dã Sóc Sơn ảnh 6

Do bị sang chấn tâm lý trong thời gian dài, khỉ có dấu hiệu bị “tự kỷ” khi thường xuyên tự đập tay vào mặt mình. Để phục hồi tinh thần cho khỉ, cán bộ bảo tồn đã quyết định “ghép đôi” với một “bạn khỉ” khác để chúng chơi với nhau và thực hành tập tính bản năng vốn có của mình.

Ngoài ra, các cán bộ bảo tồn đã tỉ mỉ thiết kế các khu chuồng với sinh cảnh mô phỏng theo đúng điều kiện sống của từng loài, tạo ra những "ngôi nhà tạm thời" giống như môi trường sống tự nhiên nhất, giúp động vật hoang dã có quá trình phục hồi và thích nghi hiệu quả trước khi trở về với tự nhiên.

Một ngày tại bệnh viện cho động vật hoang dã Sóc Sơn ảnh 7

Tạo sinh cảnh thiên nhiên trong chuồng giúp các cá thể động vật hoang dã có cảm giác đây là “ngôi nhà thứ hai”, từ đó dễ dàng làm quen và thích nghi nhanh với môi trường sống trước khi trở về tự nhiên

Sau quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe, tập tính của mình, những loài động vật hoang dã nào đủ điều kiện sau khi được kiểm tra kỹ càng sẽ “tạm biệt” trung tâm và được tái thả về với “ngôi nhà tự nhiên” của chúng. Tùy theo đặc điểm và thói quen sống, những loài động vật hoang dã sẽ được thả về các vườn quốc gia thích hợp để chúng có thể thích nghi nhanh với môi trường sống tự nhiên bên ngoài.

back to top