Dự án Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân sửa đổi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 đề xuất mô hình viện kiểm sát nhân dân mới còn 3 cấp, trong đó bỏ Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, cấp huyện; đồng thời, tăng số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tối đa từ 19 người thành 27 người.
Tại dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) trình Quốc hội, đề xuất bổ sung nhiệm vụ cho các cơ quan thanh tra trong công tác phòng, chống lãng phí; đồng thời bổ sung quy định về chuyển, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra trong hoạt động thanh tra.
Quy định về tổ chức hệ thống Tòa án sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện; thành lập Tòa án nhân dân khu vực; chuyển các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thành các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân khu vực.
Góp ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên cho rằng nên căn cứ vào số dân để đề xuất số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã phù hợp với thực tiễn của từng địa phương và bảo đảm sự công bằng.
Chiều 7/5, tại Trụ sở Chính phủ, với tinh thần khẩn trương triển khai Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.
Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ, chế độ công vụ đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân.
Chính phủ đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp tỉnh gồm: tỉnh, thành phố; cấp xã gồm: xã, phường và đặc khu (ở hải đảo); cùng đó là sửa đổi các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, ủy quyền…
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, ngày 6/5, các đại biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của các dự án Luật Nhà giáo, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, việc giao tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ không có nghĩa là buông lỏng trách nhiệm, mà để tạo cơ chế linh hoạt hơn để khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, việc sửa đổi quy định phân loại sản phẩm, hàng hóa theo mức độ rủi ro (thấp, trung bình và cao) là bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, tiến tới hài hòa với các quy định về quản lý chất lượng trên thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 194/2025/QH15 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết số 195/2025/QH15 của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Trong ngày làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.
Bắt đầu từ hôm nay (6/5) sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong 30 ngày. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Sáng thứ Hai, ngày 5/5/2025, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội và bước vào ngày làm việc đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực; đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân (thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công) cho Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế, đồng thời chỉ ra những thách thức cần tập trung khắc phục để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đã có 2.033 kiến nghị được tổng hợp, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; trong đó, 2.032 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời, đạt tỷ lệ 99,95%.
Cử tri và nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý đảng hợp với lòng dân”.
Sáng 5/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sáng 5/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung có tính cấp thiết, quan trọng vừa được Trung ương thống nhất chủ trương tại Hội nghị lần thứ 11.
Sáng 5/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu khai mạc. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Sáng 5/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, 14 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.