Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025, khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài; cần được cụ thể hóa trong các chiến lược, chính sách phát triển của đất nước.
Chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, bứt phá và khát khao phát triển. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kém hiệu quả, với thu nhập bình quân đầu người vẻn vẹn 96 USD vào năm 1989, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, dự kiến cuối năm 2025, sẽ bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao, tương đương mức trên 5.000 USD/ người/năm. Kỳ tích này không chỉ là kết quả của đường lối phát triển đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng với những cải cách táo bạo, quyết đoán về thể chế, chính sách và hội nhập mà còn là thành quả của tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo, ý chí quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của toàn dân tộc ta.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết sẽ tạo đòn bẩy giúp Khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành "một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia". Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò của thể chế, pháp luật đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời, Đảng đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về hoàn thiện thể chế, pháp luật phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Ngày 30/4/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và công bằng hơn.
Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách về thảo luận cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng và Lê Thành Long.
Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vị thế là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Với tinh thần năng động, linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh với thị trường, khu vực này đang góp phần tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế, thúc đẩy sáng tạo và khơi dậy tiềm năng từ mọi tầng lớp trong xã hội.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV kiến nghị, cần thống nhất về quan điểm, nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân; coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, là lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam; loại bỏ tư tưởng "trọng công hơn tư" , nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước là “phục vụ, trân trọng” thay vì định kiến, hẹp hòi, mở ra kỷ nguyên mới của kinh tế tư nhân Việt Nam. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.
Trả lời phỏng vấn trước thềm Hội thảo “Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam” do Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) phối hợp tổ chức ngày 21/3, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA kỳ vọng với tư duy và cách làm đột phá theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân sẽ giúp tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, tạo môi trường phát triển thuận lợi để kinh tế tư nhân có thể phát huy tối đa tiềm năng, trở thành động lực dẫn dắt nền kinh tế vươn ra thị trường quốc tế. Đây sẽ là “thời điểm vàng” để khu vực kinh tế tư nhân bứt phá.
Đại diện các doanh nghiệp và lãnh đạo hiệp hội cho rằng, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự phát triển mạnh mẽ và trở thành động lực quan trọng trong nền kinh tế, cần có một loạt giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ từ cả phía Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.
Chuyển đổi số doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua việc tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp không chỉ tạo nên những giá trị vượt bậc về thương hiệu và doanh thu từ việc chuyển đổi số chính hoạt động của mình, mà còn cung cấp các công cụ, ứng dụng, nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới để thực hiện chuyển đổi số quốc gia, tạo nên cuộc thay đổi phương thức sản xuất trong kỷ nguyên số trên toàn quốc. Tuy nhiên, để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên số, thì việc thay đổi phương thức sản xuất số đòi hỏi một cuộc cách mạng mạnh mẽ hơn.
Để doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tự tin “ra khơi bắt cá”, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuyên đề xuất xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt để “đánh cá voi” ở nước ngoài; xây dựng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” phục vụ cho thị trường toàn cầu.
Thị trường phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin toàn thế giới trị giá hơn 1.800 tỷ USD, trong đó có khoảng hơn 1.000 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phần mềm và hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin. Đây là cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Việt. Nhưng đi kèm với cơ hội, là nhiều thách thức đặt ra với các doanh nghiệp công nghệ thông tin muốn chinh phục các thị trường thế giới.
Tinh thần sẵn sàng đi ra biển lớn, “săn cá voi” với những chiêu thức riêng đã truyền cảm hứng về việc gây dựng, phát triển cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam một cách bền vững tại nước ngoài.
Ngày 14/5, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed vừa chính thức thông báo đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc bắc-nam, với tổng vốn đầu tư lên đến khoảng 1.562 nghìn tỷ đồng (tương đương 61,35 tỷ USD).
Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã bước vào giai đoạn phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Hành trình ấy không thể thiếu vai trò tiên phong của khu vực kinh tế tư nhân. Theo đó, Nghị quyết 68 được xem là "cú huých" thể chế đưa kinh tế tư nhân hướng tới phát triển toàn diện.
Sáng 14/5, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự với chủ đề “Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”.
Kể từ khi Nghị quyết 68/NQ-TW của Bộ Chính trị được ban hành, nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nhân, doanh nghiệp mong muốn văn kiện này sớm được hiện thực hóa trong đời sống nhằm khơi thông "điểm nghẽn" thể chế, tạo động lực để kinh tế tư nhân vươn mình.