Ngày 19/02/2024 (Mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đã diễn ra buổi Lễ đánh cồng khai trương giao dịch chứng khoán đầu Xuân Giáp Thìn 2024.
Những khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế cũng như hạn chế nội tại đang trở thành những rào cản lớn cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam năm 2024. Do đó, cần tiếp tục củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời phát huy và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới để phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra cho năm 2024 và giai đoạn 2021-2025. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia về vấn đề này.
Ngày 11/2, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, bà tin tưởng vào triển vọng kinh tế thế giới trong năm nay bất chấp những bất ổn.
Năm 2023, tình hình chính trị, kinh tế-xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự hồi phục và đà tăng trưởng kinh tế trong nước. Tuy nhiên, ngành Tài chính đã chủ động nỗ lực, quyết liệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc chung quanh vấn đề này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Một người Việt Nam sẽ cần ít nhất là 20 chiếc chip cho điện thoại, tivi, tủ lạnh… Với quy mô dân số 100 triệu dân và cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn cho các nhà cung ứng chip cả trong và ngoài nước.
Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, năm 2024 là năm “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số”, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế số nền tảng từ 20-25% và tổng doanh thu lĩnh vực này đạt 40 tỷ USD, từ đó tạo đà cho các mục tiêu chiến lược năm 2025 đề ra trong Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam.
Nhân dịp đầu xuân năm mới 2024, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chung quanh kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2023 cũng như định hướng giải pháp điều hành trong năm 2024.
Được đánh giá là một trong 7 nước thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam thuộc số ít các nước trên thế giới đang trong quá trình tự tạo ra những sản phẩm đổi mới sáng tạo của riêng mình. Đây cũng chính là những nội dung được chia sẻ trong cuộc trò chuyện của Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Vũ Quốc Huy với báo chí nhân dịp đầu năm mới Giáp Thìn.
Chuyên đề "Dự báo năm 2024" gồm chuỗi bài phỏng vấn lãnh đạo bộ, ngành, tỉnh, thành phố và chuyên gia các lĩnh vực, nhằm nhận diện thách thức, cơ hội, đồng thời gợi mở các giải pháp để Việt Nam tiếp tục vượt khó, bứt phá. Đồng chí VÕ VĂN HƯNG, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân nhân dịp năm mới 2024 .
Hàng loạt chính sách quan trọng được sửa đổi, ban hành trong năm 2023 và thời gian tới sẽ giúp cho các địa phương, các doanh nghiệp xử lý được các tồn tại, khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản trong thời gian qua. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cho hoạt động đầu tư, xây dựng nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trong năm 2024 cũng như thời gian tiếp theo.
Sức mạnh đột phá và ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo sẽ là điểm đáng lưu ý nhất trong xu hướng báo chí năm 2024. Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều thiết bị điện tử mới sẽ là đòn bẩy cho những định dạng mới của báo chí, đặc biệt là video, audio và thực tế ảo tăng cường.
PGS, TS Nguyễn Bá Minh - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế-Tài chính dự báo lạm phát năm 2024 chỉ khoảng 3,2-3,5%, với áp lực không lớn song vẫn cần cẩn trọng. Đặc biệt, cần linh hoạt điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát tốt lạm phát trong năm nay.
Trong sự kiện được tổ chức bên lề hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024) tại Davos (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra nhận định, nền kinh tế toàn cầu cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ, vượt qua đánh giá ban đầu vào năm 2023.
Ngay tại thời điểm này, Việt Nam cần có một kịch bản tham vọng để thúc đẩy những nỗ lực phi thường, tạo áp lực cho cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa, đưa nền kinh tế quay trở lại tốc độ tăng trưởng cao. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam về vấn đề này.
Bkav vừa công bố kết quả từ chương trình Đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân do tập đoàn thực hiện tháng 12/2023 cho thấy, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam ở mức 17,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 716 triệu USD), tiếp tục giảm so với các năm trước.
Dự báo, năm 2024, tình hình quốc tế và trong nước tiếp tục có nhiều yếu tố rủi ro, phức tạp, khó lường bên cạnh những cơ hội và thuận lợi. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) và 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc xác định phải nỗ lực, quyết tâm rất lớn để vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt được cơ hội đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển.
Vụ Dự báo Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) vừa công bố báo cáo kết quả của Cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2024, theo đó dự báo, mặt bằng lãi suất sẽ giảm nhẹ trong năm 2024.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trao đổi với Báo Nhân Dân về những cơ hội, thách thức và tâm thế mới của ngành nông nghiệp trong năm 2024 và xu hướng xanh hóa toàn cầu.
Với mức tăng trưởng GDP 5,05%, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt mức 430 tỷ USD vào cuối năm 2023 và tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Thống kê về vấn đề này.
Phát huy kết quả đạt được trong năm 2023 về đấu tranh phòng, chống ma túy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ nhấn mạnh, ngành hải quan sẽ tiếp tục tập trung nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy mạnh hơn nữa công tác này trong năm 2024.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023 tiếp tục xu hướng trầm lắng, theo các chuyên gia kinh tế, nếu không có các giải pháp hiệu quả, kịp thời để lành mạnh hóa thị trường, viễn cảnh phục hồi của thị trường bất động sản trong năm 2024 cũng sẽ rất khó khăn.
Năm 2023, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là giữ vững ổn định hệ thống trong bối cảnh ngành ngân hàng phải đối mặt với biến cố chưa từng có trong lịch sử như trường hợp của ngân hàng SCB.
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2024 có nhiều nhân tố khiến cho áp lực lạm phát sẽ không lớn, nổi bật là kinh tế thế giới và Việt Nam dự báo tăng trưởng chậm; môi trường tiền tệ, tỷ giá trung tính, giá dầu cũng khó tăng đột biến do nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ngày 5/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Cùng dự tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.