Các sản phẩm công nghệ công nghiệp thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp.

Hải Phòng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35% GRDP trong năm 2025

Để đạt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 35% GRDP, thành phố Hải Phòng tăng cường hỗ trợ kết nối các tổ chức, doanh nghiệp với hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ số, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ số mạnh, đóng vai trò là lực lượng sản xuất tiên tiến trong nền kinh tế số...
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và các đồng chí lãnh đạo chứng kiến lễ ký biên bản ghi nhớ.

Xây dựng kinh tế số địa phương trên nền tảng chuỗi cung ứng công nghệ cao

Ngày 23/4, Diễn đàn “Xây dựng kinh tế số địa phương trên nền tảng chuỗi cung ứng công nghệ cao” được tổ chức tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, với sự chủ trì của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Tập đoàn Dassault Systèmes (Pháp).
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân và đồng chí Nguyễn Hồng Thanh, đồng chủ trì Hội thảo.

Thực hiện chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ” để thúc đẩy kinh tế số

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp trọng tâm triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại tỉnh Tây Ninh”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Hồng Thanh, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, chủ trì Hội thảo.
Các thành viên được tham gia các khóa học của dự án (Nguồn: Plan International Việt Nam)

Hướng tới tương lai chuyển đổi số ở Việt Nam

Sau gần 1 năm triển khai, dự án “Hướng tới tương lai chuyển đổi số ở Việt Nam” đã hỗ trợ hơn 200 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là nữ thanh niên, được học nghề ngắn hạn, kết nối công việc và có thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp, góp phần giảm khoảng cách giới hạn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Đoàn đại biểu kinh tế cấp cao Việt Nam do đồng chí Lê Quang Mạnh dẫn đầu, làm việc tại trụ sở chính của Tập đoàn Alibaba tại Xixi Campus (Hàng Châu, Trung Quốc).

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam về thương mại điện tử, kinh tế số

Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, đoàn đại biểu kinh tế cấp cao Việt Nam do đồng chí Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội dẫn đầu, đã làm việc tại trụ sở chính của Tập đoàn Alibaba tại Xixi Campus (Hàng Châu, Trung Quốc).
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh.

Đổi mới mô hình tăng trưởng trong kỷ nguyên mới

Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn “vươn mình” trở thành trung tâm tài chính, thương mại, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo… hàng đầu khu vực và thế giới. Ðể thực hiện mục tiêu này, thành phố cần giải quyết những tồn tại, hạn chế một cách logic và khoa học.
Bán hàng trực tuyến phát triển ở Thái Nguyên.

Phát triển kinh tế số ở Thái Nguyên

Sau nhiều năm nỗ lực, kiên trì thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ vào các ngành sản xuất, thương mại, đổi mới sáng tạo, kinh tế số ngày càng chiếm tỷ trọng cao ở Thái Nguyên. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP của tỉnh Thái Nguyên năm 2024 chiếm 35,5%, đứng thứ 3 trong 63 tỉnh, thành phố.
Quang cảnh hội nghị

“Hiến kế” để thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW hiệu quả tốt hơn

Chiều 17/1, Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ trì tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Chương trình hành động của Thành ủy và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Kinh tế số đóng góp 20,69% GRDP thành phố Đà Nẵng

Năm 2024, tổng doanh thu toàn ngành công nghệ-thông tin thành phố Đà Nẵng đạt 39.888 tỷ đồng, tăng 9,07% so với năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 165 triệu USD, tăng 11,6% so với năm 2023. Kinh tế số đóng góp 20,69% GRDP thành phố, hoàn thành chỉ tiêu trước hai năm so với Nghị quyết về Chuyển đổi số của thành phố.
Dây chuyền hàn tự động bằng rô-bốt tại Nhà máy Thaco Mazda, Khu công nghiệp Thaco Chu Lai (Quảng Nam). (Ảnh minh họa: Báo Nhân Dân)

Tạo động lực phát triển kinh tế số và đột phá công nghệ cho Việt Nam

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số được đánh giá sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi.
Phối cảnh Dự án Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2. (Nguồn: danangupi)

Công viên phần mềm Đà Nẵng: Mô hình phát triển kinh tế số

Xây dựng Khu Công viên phần mềm đầu tiên từ năm 2008, và sẽ khánh thành Khu Công viên phần mềm thứ 2 vào tháng 1 này, cùng nhiều khu công nghệ cao đã và đang xây dựng, Đà Nẵng hướng tới trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống của châu Á.
Hội nghị triển khai chương trình hỗ trợ chuyển đổi số và triển khai thí điểm khảo sát, đo lường, đánh giá hiện trạng và mức độ sẵn sàng thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên địa bàn quận Phú Nhuận.

Thúc đẩy kinh tế số địa phương thông qua chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ

Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơn vị đầu tiên triển khai thí điểm chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên cả nước của Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau khi tiến hành thí điểm thành công, mô hình này sẽ được phổ cập và nhân rộng trên cả nước.
Các đại biểu ấn nút chính thức kích hoạt chương trình "60 giờ mua sắm trực tuyến Việt Nam" (Ảnh THÁI LINH)

Việt Nam sẽ dẫn đầu Đông Nam Á về thương mại điện tử

Theo Tập đoàn nghiên cứu thị trường (IMARC), Việt Nam có tiềm năng trở thành một cường quốc thương mại điện tử khu vực Ðông Nam Á, khi ngành này đang có sự tăng trưởng mạnh và góp phần thúc đẩy chuyển đổi kinh tế quốc gia. IMARC cho biết, quy mô thị trường thương mại điện tử toàn cầu năm 2024 được định giá là 26.800 tỷ USD và dự kiến đạt 214.500 tỷ USD vào năm 2033.
Sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) để phun thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mộ Đức.

Kinh tế số “chìa khóa” phát triển bền vững nông nghiệp Quảng Ngãi

Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số nông nghiệp theo hướng phát triển công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, những năm qua, cả hệ thống chính trị của tỉnh Quảng Ngãi đã thực sự vào cuộc, bước đầu đem lại những kết quả khích lệ, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác phát triển kinh tế số nông nghiệp còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi tỉnh cần phải xây dựng các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể.