Múa Sri Lanka có nguồn gốc từ thời kỳ tiền Phật giáo (trước thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên) khi người Sri Lanka thờ cúng hiện tượng thiên nhiên, họ coi là lực lượng siêu nhiên cần thiết cho sự tồn tại của sự sống trên trái đất. Triết học Phật giáo trong đó khuyến khích sự đơn giản không phát huy múa và âm nhạc. Tuy nhiên, một số trong những điệu múa thời kỳ tiền Phật giáo đã trở thành một phần của lễ hội tôn giáo Phật giáo qua nhiều thế kỷ, như Perahera (một lễ hội mà các cuộc diễu hành xá lợi của Đức Phật diễn ra quanh thành phố, xá lợi được đặt lên trên đỉnh một con voi được trang trí rất đặc biệt cùng với những con voi khác cũng được trang trí, các vũ công và các tay trống).
Thời hiện đại, múa Sri Lanka gồm ba điệu múa truyền thống chủ yếu - múa Kandya, múa Sabaragamuwa và múa low country (phía Nam Sri Lanka), đó là các điệu múa địa phương. Cả ba hình thức múa cổ điển này đều mang những nét đặc trưng khác nhau trong từng động tác, từng chuyển động cơ thể, trong trang phục biểu diễn, và trong cả hình dáng và kích thước những chiếc trống được sử dụng để tạo những tiết tấu nhịp nhàng hòa cùng vũ điệu.
Ngoài các hình thức múa cổ điển, đoàn múa cũng mang đến những điệu múa dân gian, trong đó có liên quan đến hoạt động dân gian và lễ hội. Leekeli (múa gậy), kalagedi múa lọ), Raban (nhảy múa với trống phẳng nhỏ cầm tay), và "Kulu" (quạt – giống như dụng cụ dùng để tách vỏ thóc với hạt gạo) là các điệu múa dân gian thịnh hành tại thời điểm hiện tại.
Đoàn sẽ biểu diễn vào 20 giờ ngày 7-5 tại Rạp Hồng Hà, Hà Nội.
Chương trình biểu diễn được phát hành giấy mời, không bán vé.