Tìm kiếm từ khóa

2896 KẾT QUẢ ĐƯỢC TÌM THẤY

Tập trung phát triển nhà ở xã hội một cách hiệu quả, bền vững. (Ảnh: Phối cảnh dự án nhà ở xã hội khu Kim Chung, Hà Nội)

Đưa thị trường bất động sản trở thành động lực tăng trưởng

Bà Tống Thị Hạnh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đánh giá, thị trường bất động sản là một trong những thị trường trụ cột của nền kinh tế quốc dân, không chỉ đóng vai trò thu hút nguồn lực đầu tư mà còn góp phần hình thành các tài sản cố định có giá trị lâu dài cho nền kinh tế.
Phối cảnh dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội.

Tăng tốc triển khai dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội

Việc thành lập Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế công nghệ cao của Thủ đô. Với diện tích gần 200 ha và tổng vốn đầu tư ước tính 1 tỷ USD, khi hoàn thành dự án trọng điểm này sẽ trở thành trung tâm công nghệ sinh học tầm cỡ khu vực, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Thủ đô.
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Đột phá thể chế từ Nghị quyết 66-NQ/TW: Kỳ vọng mới của cộng đồng doanh nghiệp

Ngày 30/4/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và công bằng hơn.
Ảnh có tính chất minh hoạ. (Ảnh: TUỆ NGHI)

Cần thúc đẩy công khai thông tin đất đai

Việc công khai thông tin đất đai là vấn đề đã được luật định. Trong những năm qua, rất nhiều địa phương đã có những thay đổi trong việc công bố bảng giá đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cổng thông tin điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn địa phương chỉ công khai một phần hoặc công khai muộn, thậm chí không phản hồi yêu cầu thông tin làm hạn chế những cơ hội đầu tư, sự minh bạch thông tin...
Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN)

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, bắt kịp tiến độ năm ngoái

Sau ba tháng đầu năm khởi động chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có sự bứt tốc đáng kể trong tháng 4, bắt nhịp lại với tiến độ cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu giải ngân trên 100% kế hoạch như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần tiếp tục xử lý mạnh tay các điểm nghẽn về thể chế, tổ chức thực hiện và trách nhiệm người đứng đầu.
Những khu nhà tập thể cũ đang xuống cấp nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng mỹ quan đô thị mà còn gây nguy hiểm cho đời sống người dân. (Ảnh: HNV)

Bài 2: Hướng tới không gian đô thị xanh và bền vững với đột phá mới

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài các quy định chặt chẽ, khoa học, cần hướng tới những giải pháp đột phá, mang tính bước ngoặt trong cải tạo, xây dựng mới lại các khu tập thể, chung cư cũ của Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển mới của một Thủ đô mới trong kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.
Tuyến ĐH1.NTM thi công vẫn còn nhiều đoạn dở dang, ngắt quãng.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến giao thông vào vùng sạt lở Trà Leng

Đợt mưa bão cuối tháng 10/2020 đã gây sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng các tuyến giao thông ở xã Trà Leng, huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sau thiên tai, với sự hỗ trợ từ nhiều nguồn, tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Trà My đã bắt tay vào công cuộc tái thiết, nhất là tu sửa các công trình giao thông tại đây.
Toàn tuyến còn 0,35km mặt bằng chưa được bàn giao để thi công.

Dự án đường bộ ven biển hơn 4,6 nghìn tỷ đồng ở Nghệ An vướng mặt bằng

Dự án đường bộ ven biển từ Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đến Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đoạn từ Km7-Km76 có tổng chiều dài thực tế hơn 59km, tổng mức đầu tư 4.651 tỷ đồng. Dự án được triển khai thi công từ tháng 2/2022, dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2026. Tuy nhiên, đến nay còn nhiều hộ dân chưa bàn giao mặt bằng thi công.
Quán nhậu Ven Sông ở xã Duy Vinh nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn sông.

Cần sớm giải tỏa hàng quán vi phạm trên hành lang kè đầu cầu Hà Tân ở Quảng Nam

Thời gian qua, theo phản ánh của người dân sinh sống dọc kè đầu cầu Hà Tân, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) về tình trạng một quán nhậu có hành vi lấn chiếm hành lang an toàn dòng chảy sông Thu Bồn. Ngoài ra, quán nhậu này còn xả thải gây ô nhiễm môi trường và làm mất cảnh quan của dòng sông.
Tuyến đường bộ mới Nam Định-Lạc Quần-đường bộ ven biển đang được đẩy nhanh tiến độ.

Nam Định quyết liệt giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án tạo động lực bứt phá

Năm 2025, tỉnh Nam Định tiếp tục tăng tốc triển khai nhiều dự án đầu tư chiến lược về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Do đó, việc giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án được tỉnh triển khai quyết liệt nhằm bảo đảm tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư.
Quang cảnh hội thảo.

Phổ biến nhiều chính sách mới về hoạt động đầu tư

Tuy những thay đổi của Luật số 57/2024/QH15 (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư và Luật Đấu thầu) mang lại nhiều cải cách tích cực, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, cần chủ động nắm bắt thông tin và rà soát hoạt động kinh doanh-đầu tư.
Dự án nhà ở xã hội Thăng Long Green City (Đông Anh) dự kiến hoàn thành vào quý IV/2026.

Phát triển nhà ở xã hội giúp giảm giá căn hộ chung cư

Sau tám quý tăng cao kể từ đầu năm 2023, giá bán căn hộ chung cư tại Hà Nội chững lại trong quý I/2025. Đến cuối năm 2026, sự xuất hiện của các dự án nhà ở xã hội có thể sẽ khiến nguồn cung dồi dào hơn, từ đó làm cho giá căn hộ chung cư ổn định hơn, tạo cơ hội cho người có nhu cầu mua ở thực sự.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc trong năm 2025. (Ảnh: VGP)

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 48/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc trong năm 2025. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường; Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Quang cảnh lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo.

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 1.000 cơ sở tôn giáo được trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chiều 21/4, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trao 14 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho 10 cơ sở tôn giáo trên địa bàn. Tính đến thời điểm hiện tại thành phố đã trao hơn 1.000 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức tôn giáo với tổng diện tích 2,5 triệu m2.
Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội hết hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu. Để tháo gỡ phần nào, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó đề xuất luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.
Khu vực khai thác đất, đá trái phép tại đồi núi giáp ranh giữa địa phận thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh và xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam).

Tiên Phước xử lý tình trạng khai thác đất, đá trái phép ở khu vực giáp ranh

Liên quan đến phản ánh về tình trạng khai thác đất, đá trái phép tại khu vực đồi núi giáp ranh giữa địa phận thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh và xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước (Quảng Nam), ngày 17/4, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Phước đã ban hành văn bản số 957/UBND-NN&MT về việc kiểm tra, lập hồ sơ, thủ tục xử lý trường hợp múc đất của ông Nguyễn Đình Tâm, ở thôn Tài Đa, xã Tiên Phong.
Một góc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Đề xuất hỗ trợ chi phí cho 1.300 người sau sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên

Ngày 17/4, Sở Tài chính tỉnh Phú Yên đã báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về các nội dung liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trong quá trình “Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị-hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk”.
Đồng chí Lê Thành Đô (người giữa ảnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên kiểm tra thực địa thi công tại Dự án quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm.

Điện Biên kiên quyết khắc phục tình trạng chậm tiến độ các dự án trọng điểm

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, trong số các dự án trọng điểm chậm tiến độ so với kế hoạch, hiện có một số dự án quá chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh vừa qua, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo cụ thể từng phần việc đối với các đơn vị chủ đầu tư và chính quyền các huyện, thành phố.

Không để dự án mở rộng đường Tam Trinh có nguy cơ chậm thêm

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa chấp thuận phương án hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, mở rộng đường Tam Trinh theo đề xuất của Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai nhằm sớm ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
back to top