Hạt kiểm lâm liên quận Thuận Hóa-Phú Xuân, thành phố Huế hôm nay đã bất ngờ kiểm tra nhiều điểm cà phê và mua bán chim cảnh trên địa bàn. Đây là một trong những hoạt động khẳng định quyết tâm bảo vệ động vật hoang dã của lực lượng kiểm lâm thành phố Huế.
Là địa phương có số lượng gấu bị nuôi nhốt cao nhất cả nước, việc phát huy vai trò của cộng đồng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao gấu được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ động vật hoang dã, chấm dứt hành vi khai thác mật gấu và nâng cao hình ảnh của Thủ đô Hà Nội.
Những năm gần đây, các tour du lịch khám phá thiên nhiên và bảo tồn động vật hoang dã đặc trưng được các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên cả nước triển khai ngày càng phong phú, hiệu quả. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế-xã hội ở địa phương, hình thức du lịch này còn góp phần nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng trong bảo vệ thiên nhiên.
Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia có khung pháp lý khá hoàn chỉnh về ngăn chặn hoạt động săn, bẫy, bắt động vật hoang dã. Tuy nhiên, một số điểm chồng chéo, chưa rõ trong các quy định đã gây khó trong việc xử lý hành vi vi phạm.
Các nhà khoa học xác định nhiều loại dịch bệnh xuất hiện thời gian gần đây có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Và nhiều loại động vật trong số này đang được giới đông y sử dụng như một vị thuốc. Để bảo vệ mình và cộng đồng, các nhà khoa học tham gia hội thảo "Y học cổ truyền và bảo tồn động vật hoang dã - Hướng đi từ dược liệu thay thế" tổ chức tại thành phố Huế đã kêu gọi người bệnh hãy hỏi lương y của mình về thành phần có trong các vị thuốc đã kê đơn.
Chiều 4/3, Chi cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Trung tâm bảo tồn voi, bảo tồn động vật và bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk tổ chức thả 42 cá thể động vật hoang dã quý hiếm về với tự nhiên.
Trong bối cảnh 73% quần thể động thực vật hoang dã trên thế giới bị suy giảm, các hoạt động bảo tồn càng trở nên cấp bách, Agoda cùng WWF nỗ lực hỗ trợ bảo vệ các điểm đến và các loài động vật hoang dã của châu Á, bảo đảm thế hệ tương lai được khám phá thế giới với chi phí hợp lý mà vẫn góp phần bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên.
Ngày 30/12, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng Đặng Văn Thành sinh năm 1990, trú tại xã Cư M’ta, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk cùng tang vật vụ việc cho Công an huyện M’Drắk để điều tra, xử lý về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã.
Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã trở thành điểm sáng của cả nước trong công tác bảo vệ động vật rừng.
Làng Lệ Mật (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) vốn có nghề bắt rắn, chế biến ẩm thực, làm thuốc… từ rắn. Trước sự thay đổi của xã hội và những quy định về bảo vệ động vật hoang dã, làng Lệ Mật đã chuyển đổi thành làng du lịch - làng ẩm thực nổi tiếng .
Từ vài con voọc gáy trắng đầu tiên sống trên núi đá vôi gần khu dân cư của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được người dân phát hiện, đến nay đàn voọc gáy trắng đã được cộng đồng dân cư quản lý, bảo tồn chặt chẽ và phát triển, sinh trưởng tốt. Nòng cốt trong hoạt động bảo vệ, bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm đó là Tổ bảo tồn tự nguyện voọc gáy trắng. Tổ đã hoạt động hiệu quả trên địa bàn 4 xã Thạch Hóa, Đồng Hóa, Sơn Hóa và Thuận Hóa.
Theo Reuters, các công ty lâm nghiệp Phần Lan đã hợp tác với chính phủ nhằm bảo vệ động vật hoang dã và ngăn chặn tái diễn sự cố hồi tháng 8, khi trai ngọc sông đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị máy móc lâm nghiệp nghiền nát.
Ngày 16/9, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển CCD đã chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.
Với việc thực hiện hiệu quả chiến lược “Sống xanh-Du lịch xanh-Tăng trưởng bền vững”, Công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist vừa được trao danh hiệu Travelife Partner. Ngoài ra, đơn vị phối hợp Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp (STW) tổ chức hoạt động đưa ra Tuyên bố chính thức về ủng hộ chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật tại Việt Nam.
Liên quan vụ việc người dân phát hiện hổ xuất hiện tại rừng phòng hộ, UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vừa có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ động vật hoang dã; đặc biệt, tránh gây hoang mang, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt người dân.
Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 6/6, tại tiểu khu 1187 thuộc Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng Đắk Lắk phối hợp Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông tổ chức thả 7 cá thể động vật hoang dã, quý hiếm về với tự nhiên.
Trong những ngày đầu mở cửa tour đêm, Vườn quốc gia Cúc Phương đã thu hút hàng trăm du khách đến trải nghiệm. Không chỉ khám phá thế giới động vật, thực vật về đêm, tour tham quan còn giúp khách du lịch hiểu thêm về công tác cứu hộ, bảo tồn rừng. Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường, hệ sinh thái tự nhiên và các loài động vật hoang dã.
Nhóm phục hồi và bảo tồn động vật hoang dã phi lợi nhuận VulPro ở Nam Phi đang nỗ lực bảo vệ loài chim kền kền, khi số lượng loài chim này có dấu hiệu giảm sút.
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông có diện tích tự nhiên hơn 37.000 ha nằm trên địa bàn bảy xã phía nam của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: Đakrông, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Húc Nghì, Ba Nang, Tà Long và A Bung. Khu bảo tồn có đa dạng sinh học khá phong phú với gần 1.500 loài thực vật bậc cao, cùng 91 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát ếch nhái và 72 loài cá.
30 năm qua, từ khi Việt Nam tham gia Công ước về thương mại quốc tế bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), chúng ta đã có nhiều hành động thiết thực nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và quản lý việc buôn bán các loài động, thực vật có tên trong Sách đỏ. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt và sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã ở nước ta vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Điều đó cho thấy khung pháp lý và công tác quản lý, bảo vệ đối với các loài động vật hoang dã còn nhiều bất cập.
Gây nuôi động vật hoang dã vì mục đích thương mại là hoạt động đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Mặc dù hệ thống chính sách pháp luật hiện đã tương đối toàn diện, tuy nhiên các quy định về lĩnh vực này còn khá chung chung, cần có sự bổ sung để hoàn thiện kịp thời nhằm quản lý hiệu quả hoạt động nêu trên, góp phần bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã và hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh đến con người.
Ngày 20/12 vừa qua, Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã Việt Nam - WildAct đã tổ chức thành công hội thi kịch “Bảo vệ chim di cư” tại các trường tiểu học thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình nhằm lan tỏa thông điệp chung tay bảo vệ chim di cư tới cộng đồng nơi đây.
Ngày 19/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Nâng cao nhận thức về phương pháp tiếp cận - Một sức khỏe nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh lây truyền từ động vật sang người phát sinh từ gây nuôi động vật hoang dã” và tổng kết Dự án "Giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã ở Việt Nam". Dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ).
Bên cạnh việc giới thiệu vẻ đẹp của một số loài chim hoang dã ở Hà Nội, Triển lãm ảnh “Hà Nội đất lành chim đậu” được tổ chức nhằm truyền tải thông điệp trân trọng, yêu quý các loài chim hoang dã tới cộng đồng, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng, chống việc săn bắt các loài chim, thực hành lối sống hài hòa với thiên nhiên.
Trước bối cảnh chung về tình trạng đa dạng sinh học đang bị suy thoái, tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã gia tăng, các ngành, các cấp cùng với các tổ chức xã hội và nhân dân nhiều nơi đã chung tay, có những hành động thiết thực bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm.
Lâu nay, các nhiếp ảnh gia động vật hoang dã chủ yếu chụp chim trời mô tả mầu sắc, hình dạng các loài, thời điểm bắt đầu mùa sinh sản. Tuy nhiên, để có một góc riêng, chuyên sâu về hệ sinh thái, các quần thể, cá thể từng loài chim thì vẫn chưa được khai thác kỹ. Nhiếp ảnh gia Võ Rin cùng một số đồng nghiệp trong giới nhiếp ảnh miền trung xác định muốn bảo vệ chim tự nhiên, trước hết cần hiểu rõ về chúng và tiếp cận trong sự tôn trọng loài vật từ đó sẽ tạo ra những góc ảnh ấn tượng.
Giám đốc Vườn quốc gia Tà Đùng Khương Thanh Long cho biết, đơn vị vừa phối hợp Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương và Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR) tổ chức thả 5 cá thể vượn đen má hung (Nomascus annamensis) về với môi trường tự nhiên Vườn quốc gia Tà Đùng.
Trong hai ngày 28 và 29/9, tại Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình), Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tổ chức quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWP) tổ chức hội thảo “Tập huấn tăng cường năng lực báo chí khai thác đề tài buôn bán động vật hoang dã trái phép”.
Dù đạt nhiều thành tích trong hoàn thiện khung pháp lý và thực thi pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nhưng Việt Nam vẫn đang đối mặt nhiều thách thức do tội phạm buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép động vật hoang dã gây ra. Đẩy mạnh các hoạt động mạnh mẽ để bảo vệ động vật hoang dã đang trở thành nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan có trách nhiệm và cộng đồng xã hội.
Trong khuôn khổ chương trình Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã do Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã WCS điều phối, Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) là đối tác thực hiện tại Việt Nam Video mang tựa đề “Để rừng thôi lặng” đã được triển khai, truyền đi thông điệp: Hãy dừng tiêu thụ thịt thú rừng trước khi quá muộn, trước khi rừng không còn tiếng muông thú nào!