Sáng 12/2, Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long phối hợp chính quyền địa phương tổ chức lễ An vị tượng, dâng hương Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và Thiền sư Tuệ Tĩnh tại Hội Đông y huyện Long Hồ, ngụ xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Sáng 26/12, tại thành phố Hà Tĩnh, Bộ Y tế phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị khoa học y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ III với chủ đề “Y dược cổ truyền kết hợp y dược hiện đại trong điều trị bệnh không lây nhiễm” và tổ chức "Lễ trao giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền lần thứ 7 và lần thứ 8".
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được biết đến không chỉ là một đại danh y nổi tiếng trong lịch sử y học Việt Nam mà còn là một nhà tư tưởng lớn và một danh nhân văn hóa thế giới. Những di sản mà ông để lại là nền tảng quan trọng để phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, mở ra những cơ hội mới có hiệu quả trong công tác điều trị, góp phần chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn.
Theo thông tin từ Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, từ ngày 25-28/12, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh Hà Tĩnh (số 21 Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sẽ diễn ra triển lãm Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Lễ khai mạc diễn ra vào 9 giờ ngày 25/12.
Ngày 20/12, tại Hưng Yên, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản".
Ngày 18/12, Học viện Khoa học xã hội phối hợp Công ty cổ phần Văn hóa đọc và học Việt Nam-Sàn Văn hóa học và đọc Việt Nam (Hocdoc.vn) tổ chức Tọa đàm khoa học về công trình dịch thuật nghiên cứu liên ngành tác phẩm "Thượng Kinh ký sự" của Lê Hữu Trác (đăng trên Nam Phong tạp chí, 1923-1924) do nhà Hán học Nguyễn Trọng Thuật dịch (Nguyễn Hữu Sơn-Nguyễn Xuân Tuấn sưu tầm, biên soạn giới thiệu).
Ra đời trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ gian khổ và ác liệt; xuất phát từ thực tế chiến trường, đòi hỏi phải có chuyên ngành sâu về bỏng để cứu chữa cho thương binh, nhân dân bị bỏng do các loại vũ khí gây cháy của đế quốc Mỹ, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác (Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng) đã phát triển vượt bậc, xứng đáng là bệnh viện tuyến cuối hàng đầu của cả nước.
Cùng với rất nhiều vấn đề về y đức, y đạo, y lý, y thuật, dưỡng sinh… Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn đề cập rất nhiều đến hai chữ “lợi danh” trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Thượng Kinh ký sự.
Tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, học tập, noi gương tinh thần yêu nước, lý tưởng cách mạng của đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục đoàn kết, thống nhất, vượt qua khó khăn, quyết tâm xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Từ nay đến hết tháng 5, tại Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, trong đó điểm nhấn là tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Ngày 22/2, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 233 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Lễ tưởng niệm là một trong những hoạt động chính của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2024.
Kỳ họp Đại hội đồng các quốc gia thành viên UNESCO lần thứ 42 (diễn ra từ ngày 7 đến 22/11/2023 tại Paris, Cộng hòa Pháp) đã thông qua Nghị quyết về danh sách các danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023-2024 để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm. Tại Kỳ họp này, hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cùng với 52 hồ sơ khác đã được tổ chức UNESCO thông qua.