Trong cùng một ngày, ê-kíp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện thành công hai ca phẫu thuật laser quang đông điều trị hội chứng truyền máu song thai, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho các bé ngay từ trong bụng mẹ.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Medlatec vừa cấp cứu thành công cho sản phụ bị u buồng trứng xoắn trong khi đang mang thai ở tuần 12, bảo tồn thành công buồng trứng cho mẹ và an toàn cho thai nhi.
Ngày 4/3, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tiếp nhận một ca bệnh nguy kịch sốc mất máu do vỡ khối thai ngoài tử cung, huyết áp tụt sâu, mạch nhanh, ổ bụng ngập máu.
Sau khi ăn tôm cua, sản phụ mang thai tuần 31 rơi vào tình trạng sốc phản vệ độ 3. Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã giành giật sự sống cho mẹ con sản phụ trong suốt 10 giờ. Sau 5 ngày điều trị, sản phụ xuất viện an toàn. Ba tuần sau, bé trai khỏe mạnh trở về bên gia đình.
Nhau bám thấp xuất huyết và mạch máu tiền đạo ở tuần thai 32 khiến sản phụ phải nhập viện theo dõi. Đây là biến chứng thai kỳ nguy hiểm tỷ lệ ước tính 1/1.200- 1/2.500 ca sinh và các bác sĩ đã nỗ lực giữ thai thêm 5 tuần cho sản phụ, để em bé khỏe mạnh chào đời ở tuần 37.
Phụ nữ mang thai thuộc nhóm có nguy cơ mắc cúm cao và dễ để lại biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi có dấu hiệu mắc cúm, sản phụ cần phải đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Dù đối diện với căn bệnh quái ác ung thư cổ tử cung khi mang thai ở tuần 26, chị H.P vẫn kiên cường chiến đấu vì con, cùng với sự đồng hành tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương để hạ sinh bé trai vào tuần thai thứ 37.
Hơn ba năm trước, em bé sinh ra trên “chuyến tàu giải cứu” được tổ tàu âu yếm gọi là Bình Minh, ghép tên quê mẹ Quảng Bình và TP Hồ Chí Minh nơi mầm sống lớn lên từng ngày và gửi gắm niềm hy vọng một bình minh, tương lai tươi sáng sau chuỗi ngày dịch bệnh u ám. Đã có hàng chục đứa trẻ sinh ra trên chuyến tàu Thống Nhất và bà đỡ “bất đắc dĩ” là những nhân viên tận tâm, hết lòng vì hành khách.
Chất lượng không khí ô nhiễm cảnh báo ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng tới tất cả mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai thậm chí có thể tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Vào ngày thứ 5 của bệnh sốt xuất huyết, sản phụ mang thai ở tuần thứ 38 xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, ối vỡ sớm và tiểu cầu hạ thấp nghiêm trọng. Các bác sĩ đã cấp cứu kịp thời để giữ tính mạng cả mẹ con sản phụ.
Ngày 14/10, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ nhiều chuyên khoa đã phối hợp nỗ lực cứu sống bệnh nhân băng huyết sau sinh, sốc mất máu biến chứng suy đa cơ quan, rối loạn đông máu rất nguy kịch bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch và hồi sức tích cực.
Sau khi được lãnh đạo bệnh viện trực tiếp giải thích, gia đình chị K’H, sản phụ tử vong sau 11 ngày sinh mổ tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng đã thấu hiểu và rút đơn khiếu nại.
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng về việc xác minh và báo cáo sự cố y khoa trường hợp sản phụ tử vong sau sinh mổ tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng.
Ngày 6/9, thiếu tá Nguyễn Văn Hưởng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 7, Phòng 6 thuộc Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, tối 5/9, một số đồng chí thuộc đội đang làm nhiệm vụ trên tuyến cao tốc Trung Lương-Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho một sản phụ sinh đôi trên xe ô-tô thành công.
Tiếp nhận một sản phụ nguy kịch do mất máu do rau bong non, thai nhi 7 tháng chết lưu mà nguồn máu dự trữ tại bệnh viện không còn, ngay lập tức 8 y, bác sĩ thuộc Bệnh viện Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã tình nguyện hiến máu; cứu bệnh nhân S. qua cơn nguy kịch.
Ngày 19/6, Sở Y tế Sóc Trăng đã trao quyết định công nhận Bệnh viện quốc tế Phương Châu Sóc Trăng là bệnh viện đầu tiên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đạt danh hiệu Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc.
Nếu sản phụ mắc cúm ở giai đoạn 3 tháng đầu, virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, mà khi mẹ sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Do đó, tiêm phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ bầu và em bé.
Sinh non và mất một thai ở tuần 23, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã nỗ lực giữ thai còn lại cho sản phụ thêm 5 tuần để đón em bé chào đời an toàn nặng 1700g.
Từng bị cắt một bên vòi trứng, xén góc tử cung, giảm khả năng có con, chị N.T.T (TP Hồ Chí Minh) không thể tin mình có cơ hội được làm mẹ như bao phụ nữ khác.
Sản phụ bị nhiễm khuẩn huyết và bệnh Corhn giai đoạn nặng khiến bào thai phải chào đời sớm ở tuần 27 chỉ nặng 700gr, mắc bệnh màng trong, bệnh phổi mạn, thể trạng sinh non, yếu ớt. Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã trải qua 75 ngày để giành giật sự sống cho cả hai mẹ con sản phụ.
Liên quan thông tin sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, chiều 22/3, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã ban hành văn bản khẩn về việc kết luận của Hội đồng chuyên môn đối với trường hợp tai biến sản khoa tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp).
Trong suốt thời gian mang thai, các xét nghiệm thai kỳ (bao gồm cả chỉ số tiểu đường) của sản phụ L.T.H. đều cho kết quả bình thường. Tuy nhiên, ở tuần 34, sản phụ bất ngờ rơi vào hôn mê do đái tháo đường và sinh non.
Mất một thai ở tuần 21 do ối thõng âm đạo, các bác sĩ nỗ lực giúp sản phụ 27 tuổi tiếp tục nuôi thai còn lại trong bụng mẹ 6 tuần nữa, chào đời ở tuần 27 nặng 1.100gr.
Em bé đầu tiên chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương lúc 0 giờ 12 phút là bé trai N.C.H nặng 3,2kg, là con thứ 3 của sản phụ Bùi Thị An (Đan Phượng, Hà Nội). Còn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khoảnh khắc tuyệt vời được ghi lại vào lúc 00 giờ 01 phút, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hải và ê-kíp gây mê hồi sức đón bé gái L.D.V.A, nặng 2,8kg cất tiếng khóc chào đời.
Sáu năm hiếm muộn, sản phụ N.T.H (33 tuổi, Lạng Sơn) được phát hiện mắc hội chứng truyền máu song thai ở tuần 25. Diễn biến của hội chứng truyền máu song thai giai đoạn 4 khiến các bác sĩ rất cân não để giữ được thai an toàn cho sản phụ.
Sản phụ mang thai ở tuần 29 bị tiền sản giật, phù toàn thân đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mổ cấp cứu kịp thời, bảo toàn tính mạng cho cả sản phụ và thai nhi.
13 năm hiếm muộn, nhiều lần làm IVF thất bại và mới phát hiện ung thư vú cách đây 3 năm, chị Nguyễn Thị T. (38 tuổi) không thể tin có ngày mình được làm mẹ. Các bác sĩ Bệnh viện K đã nỗ lực đồng hành với sản phụ trong quá trình giữ thai và chào đón song thai chào đời an toàn.
Khoa Cấp cứu chống độc của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa tiếp nhận 3 bệnh nhân trong cùng một gia đình bị ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong phòng kín... Điều may mắn là các bệnh nhân đã được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên hiện đã qua cơn nguy kịch.