Xe buýt điện thân thiện, hạn chế khí thải, lưu thông ở khu vực Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: QUÝ HIỀN)

"Ra đường không dám thở" - nên tạo lập tín chỉ carbon cùng với chuyển đổi phương tiện "xanh"

Tiến sĩ Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, Thành phố Hồ Chí Minh tỏ ra lo lắng khi tiếp cận thông tin: “Lĩnh vực giao thông vận tải góp khoảng 13 triệu tấn trong tổng lượng phát thải khoảng 35 triệu tấn mỗi năm tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Trăn trở của Tiến sĩ Lịch cũng được các diễn giả, nhà nghiên cứu đồng tình, đưa ra trao đổi tại Tọa đàm khoa học Tạo tín chỉ Carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải do Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 12/12. 
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay.

Tìm hướng phát triển thị trường các-bon

Là một thành phố năng động và phát triển nhanh chóng, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí (phát thải hơn 60 triệu tấn CO2/năm, chiếm từ 18-23% cả nước). Việc triển khai thị trường các-bon trong thời gian tới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thành phố, nhất là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Ngành vận tải biển phát thải hơn một tỷ tấn CO2, chiếm gần 3% lượng khí thải toàn cầu do hoạt động của con người gây ra. (Ảnh minh họa - nguồn: kinhtemoitruong.vn)

Giảm phát thải từ vận tải biển

Theo ước tính, năm 2018, ngành vận tải biển phát thải hơn một tỷ tấn CO2, chiếm gần 3% lượng khí thải toàn cầu do hoạt động của con người gây ra. Ðến năm 2050, lượng khí thải này được dự báo sẽ tăng từ 90% đến 130% so mức năm 2008, đe dọa các mục tiêu của Thỏa thuận Paris hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 2°C và những nỗ lực quốc tế hướng tới mức tăng chỉ 1,5°C.