Cơ chế này hứa hẹn giúp chiết xuất lithium hiệu quả hơn và quản lý nước thải một cách an toàn.
Kính hồng ngoại áp tròng
Nhóm nghiên cứu từ Trường đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (USTC) vừa chế tạo thành công loại kính áp tròng đầu tiên có khả năng mang lại thị giác hồng ngoại. Thiết bị độc đáo đã tích hợp các hạt nano có thể chuyển đổi ánh sáng cận hồng ngoại thành ánh sáng nhìn thấy được vào kính áp tròng, nhờ vậy vẫn hoạt động hiệu quả ngay cả khi người dùng nhắm mắt.
Tác dụng của ánh sáng ban ngày với hệ miễn dịch
Các nhà khoa học tại Waipapa Taumata Rau, Trường đại học Auckland (New Zealand) đã khám phá ra cơ chế ánh sáng ban ngày có thể thúc đẩy khả năng của hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn. Phát hiện này làm rõ mối liên kết giữa “đồng hồ sinh học” của các tế bào trong cơ thể với ánh sáng.
Xác định chủ nhân lăng mộ Ai Cập 3.000 năm tuổi
Bộ Du lịch và Cổ vật (MTA) Ai Cập cho hay, nhóm khảo cổ hợp tác giữa Ai Cập và Canada đã xác định được danh tính chủ nhân của lăng mộ có niên đại 3.000 năm tại thành phố Luxor. Lăng mộ bí ẩn có mã hiệu Kampp 23, là nơi an nghỉ của Amun-Mes, một nhân vật quan trọng từng giữ chức thị trưởng thành Thebes dưới thời kỳ Ramesside, nay là thành phố Luxor.
Lễ hội chim bồ câu ở New York
![]() |
Ban Quản lý Công viên High Line ở thành phố New York (Mỹ) thông báo sẽ tổ chức lễ hội chim bồ câu gồm các triển lãm nghệ thuật, trình diễn khoa học và hóa trang thành chim bồ câu vào ngày 14/6 tới, trùng với Ngày Tôn vinh chim bồ câu quốc gia ở Mỹ. Sự kiện được lấy cảm hứng từ tác phẩm điêu khắc chim bồ câu bằng nhôm cao 5,18 m (trong ảnh) của nghệ sĩ Ivan Argote đang được trưng bày tại công viên.