Việc làm này làm gia tăng chi phí giá thành, bị động trong sản xuất, phân phối, nắm bắt thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và xây dựng tốt thương hiệu để trực tiếp mở rộng thị trường tiêu thụ.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ, các doanh nghiệp cần tập trung vào nhiều khía cạnh, bao gồm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đầu tư vào công nghệ hiện đại, đào tạo nhân lực, thực hiện kiểm tra chất lượng chặt chẽ, và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Việc này không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất mà còn nâng cao giá trị ngành gỗ và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Việt Xanh Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ, Việt Xanh là nơi sản xuất và cung cấp các sản phẩm cao cấp, an toàn cho sức khoẻ như khăn ướt, giấy khô, bao tăm, bao đũa, menu,… Đặc biệt, vào năm 2021, Việt Xanh tiên phong ra mắt sản phẩm khăn ướt bao sái ban thờ – lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Sản phẩm được phát triển với tâm niệm tôn trọng và gìn giữ các giá trị truyền thống, góp phần giữ gìn sự linh thiêng trong không gian thờ tự của mỗi gia đình Việt.
Với những thành tích trong sản xuất, kinh doanh của mình, năm 2023, doanh nghiệp được vinh dự nhận giải thưởng Top 10 thương hiệu vàng năm 2023. Mặc dù vậy, hiện doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện tích mặt bằng sản xuất và liên kết, hợp tác kinh doanh.
Cùng với những sản phẩm truyền thống, các thương hiệu Vietpink, Xwood sản xuất bao bì, đồ gỗ lắp ghép, đồ lưu niệm, giáo dục... thân thiện với môi trường của doanh nghiệp hiện đang được mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh. Do vậy, mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
![]() |
Sản phẩm gỗ lắp ghép, tạo hình đang được giới trẻ ham mê khám phá yêu thích. |
Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Chánh Phương cho rằng các doanh nghiệp gỗ cần làm tốt hơn nữa nguồn gốc xuất xứ các nguồn nguyên liệu mang tính hợp pháp, được thị trường đối ứng công nhận, bảo đảm tính cạnh tranh cao.
Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi thị trường Mỹ, nơi nhập khẩu tới 56% đồ gỗ sản xuất tại Việt Nam, đang đưa ra chính sách về thuế đối ứng mới, thì các doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, trong đó tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng từ Mỹ, sẽ bảo đảm tốt hơn các yêu cầu khắt khe đặt ra của thị trường nước này.
Năm 2025 mở ra nhiều cơ hội lớn khi nhu cầu tiêu dùng phục hồi tại các thị trường lớn, các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước, khu vực tiếp tục mang lại lợi thế thuế quan, mở rộng cơ hội cho gỗ và sản phẩm chế biến, đồng thời xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành gỗ cũng đối mặt với không ít thách thức, từ biến động chính trị, kinh tế toàn cầu, xu hướng bảo hộ thương mại, đến yêu cầu ngày càng cao về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn môi trường và phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, thích ứng linh hoạt để nâng cao năng lực cạnh tranh.
![[Video] Ngành gỗ chủ động giảm tác động từ chính sách thuế quan](https://image.nhandan.vn/200x130/Uploaded/2025/tafdgazscgmz/2025_04_15/go7-9511-7849.jpg.webp)
[Video] Ngành gỗ chủ động giảm tác động từ chính sách thuế quan
Theo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022, đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ…
Theo các nhà quản lý kinh tế, để thực hiện được các giải pháp nêu trên, ngành gỗ cần tập trung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; đầu tư vào công nghệ và thiết bị hiện đại, giúp tăng năng suất lao động, giảm sai sót, và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tập trung đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao về quản lý chất lượng, kỹ thuật sản xuất, và các quy trình kiểm tra chất lượng sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Ngành gỗ chủ động giảm tác động từ chính sách thuế quan
Thực hiện kiểm tra chất lượng chặt chẽ, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất sẽ giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi, bảo đảm chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, tăng cường uy tín của doanh nghiệp, và đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về môi trường và đạo đức.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao giá trị ngành gỗ. Sản phẩm gỗ chất lượng cao sẽ giúp tăng giá trị ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đồng thời, luôn tìm cách tạo ra việc làm có thu nhập cao nhằm thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao, từ đó tạo ra sản phẩm gỗ chất lượng cao sẽ giúp các doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.