Từ ngày 21 đến 1 giờ ngày 24/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 100-160mm. Mưa lớn và lũ từ thượng nguồn gây ra đợt lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh, ngập lụt tại các khu vực trũng thấp, sạt lở tại nhiều vị trí.
Công tác khắc phục hậu quả mưa lũ cũng như chủ động ứng phó với tình trạng ngập úng, bảo đảm an toàn cho người dân đang được thành phố Hà Nội triển khai khẩn trương, cấp thiết.
Chiều nay (10/9), Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã tới kiểm tra tình hình thiệt hại và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Trận mưa lớn, kéo dài vào đêm 22 sáng 23/8 làm nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên) ngập sâu, giao thông gần như tê liệt, cuộc sống người dân bị đảo lộn. Với sự nỗ lực tiêu thoát nước của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng, từ chiều 23/8, nước tại nhiều tuyến phố đã rút, cuộc sống người dân dần trở lại bình thường.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, mưa lũ trên diện rộng đã gây thiệt hại lớn về tài sản và hoa màu tại tỉnh Hòa Bình. Mưa lũ còn làm sạt lở nhiều tuyến đường khiến giao thông tê liệt.
Ngay trong sáng 10/7, tiếp nhận thông tin về hậu quả mưa lũ, Công an huyện Tuần Giáo đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng có mặt tại hiện trường cùng với các lực lượng thuộc Công an tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương phân luồng, điều tiết giao thông và giúp nhân dân khắc phục sự cố giao thông.
Ngày 16/11, đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo Công an tỉnh đã đi kiểm tra, thăm hỏi người dân và chỉ đạo tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại các địa bàn vùng thấp trũng thuộc “rốn lũ” huyện Quảng Điền.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 1095/CĐ-TTg yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiến cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Hà Tĩnh đến Phú Yên tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Những ngày qua, dưới tác động của mưa lớn, cùng với việc thủy điện Hố Hô xả lũ, đã khiến nhiều địa phương ở các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc… bị ngập lụt, chia cắt cục bộ. Ngay khi nước rút, các cấp ủy, chính quyền và người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ, dọn dẹp nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống.
Chiều 31/10, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp và lãnh đạo Cục Thủy lợi đi kiểm tra tình hình mưa lũ và thực trạng hồ, đập thủy lợi tại Hà Tĩnh.
Theo thống kê mới nhất của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, trận mưa lớn đêm 6/10 đến rạng sáng 7/10 xảy ra trên địa bàn tỉnh đã làm 394 ngôi nhà bị ảnh hưởng; trong đó có 2 nhà ở huyện Văn Yên bị cuốn trôi hoàn toàn, 6 nhà phải di dời khẩn cấp, 333 nhà bị ngập nước.
Trong đợt mưa lũ vừa qua, tỉnh Lai Châu bị thiệt hại nặng nề với chín người chết, bị thương và mất tích; nhiều công trình, tài sản bị thiệt hại, ước khoảng hơn 120 tỷ đồng, trong đó có nhiều trường học. Hiện các trường học trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu dọn, khắc phục hậu quả mưa lũ, chuẩn bị cho năm học mới.
Cuối ngày 18/8, Văn phòng Ủy ban nhân huyện Mường Khương (Lào Cai) cho biết, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn huyện và chính quyền xã La Pán Tẩn (Mường Khương) đã đến thăm hỏi và hỗ trợ gia đình nạn nhân bị lũ ống cuốn tử vong và chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại địa phương.
Ngày 19/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và thăm hỏi, tặng quà cho bà con tại thôn An Xuân, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 4/10, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã quyết định hỗ trợ người dân Nghệ An 3 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Chiều 28/9, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, tổ công tác hỗ trợ ứng phó với bão số 4 của đơn vị vừa cứu nạn kịp thời một cụ ông bị lũ cuốn trôi.
Chiều 28/9, đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về huyện Bình Sơn kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả cơn bão số 4 và thăm hỏi các gia đình có nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Do ảnh hưởng của lũ rừng ngang đổ về, trên địa bàn huyện Chương Mỹ xảy ra ngập úng cục bộ. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ đã kịp thời triển khai các phương án khắc phục hậu quả ngập úng và hỗ trợ người dân di dời khỏi khu vực ngập úng.
Trao đổi thông tin về việc mưa lũ gây thiệt hại trên địa bàn, chiều nay ông Bùi Văn Luyện, Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, cho biết, vào khoảng 6 giờ sáng ngày 3/7 tại xã Si Pa Phìn (huyện Nậm Pồ) đã xảy ra trận mưa to gây ra lũ tại khe suối bản Phi Lĩnh, khiến 4 công nhân đang thi công thủy điện tại đây bị lũ cuốn.
Mưa lớn kéo dài trên diện rộng trong những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, hoa màu của người dân Bắc Kạn. Các địa phương trong tỉnh Bắc Kạn đang tích cực triển khai khắc phục hậu quả.
Chiều 10/5, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chi Lăng Lương Thành Trung cho biết: Do mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến nay, nên hầu hết các địa phương trong huyện đều bị ảnh hưởng nặng nề. Trên địa bàn có 10 nhà dân bị sập hoàn toàn, 1.262 nhà bị ngập úng, sạt lở; hàng nghìn hécta hoa màu gồm thuốc lá, ớt, ngô bị ngập úng...
Chiều 3/4, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã đến kiểm tra thực tế tình hình ngập úng trong sản xuất nông nghiệp tại 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Chiều 2/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, tình hình mưa lũ trong những ngày qua đã gây thiệt hại trên địa bàn các huyện M’Đrắk, Ea Kar, Krông Bông, Ea H’leo, Krông Năng, Ea Súp, Lắk, Krông Ana... tỉnh Đắk Lắk.
Trong những ngày qua, mưa lớn cộng với nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập lụt nhiều nơi. Lực lượng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các tỉnh đang nỗ lực khắc phục sự cố do mưa lũ gây ra.
Ngày 20/10, tại trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã trao biểu trưng ủng hộ 9 tỷ đồng đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố.
Sáng 18/10, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong 3 ngày qua, trên địa bàn huyện có mưa lớn kéo dài khiến nước từ thượng nguồn đổ về mạnh, gây ngập lụt trên diện rộng và thiệt hại nặng nề cho người dân trên địa bàn huyện.
Ngày 18-4, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 178/VPTT, đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục hậu quả và ứng phó với mưa lũ.
Chiều 11-11, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Luang Prabang Nguyễn Đăng Hùng tiếp đồng chí Somchit Panyasack, Ủy viên Thường vụ, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Oudomxay và Đoàn đại biểu tỉnh Oudomxay đến Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang trao 80 triệu kíp Lào, ủng hộ nhân dân miền trung Việt Nam để khắc phục hậu quả lũ lụt. Tham dự có cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang.