Lần đầu tiên chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi nhà đầu tư rót vốn vào 4 dự án giao thông trên đường hiện hữu nằm ở các vị trí cửa ngõ huyết mạch của thành phố theo hình thức BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao). Sau nâng cấp, các tuyến quốc lộ được mở rộng lên thành 10-12 làn xe, giải quyết tình trạng giao thông ùn ứ, quá tải, hình thành những quốc lộ khang trang và hiện đại.
Cùng với phát triển hệ thống cảng biển, những năm qua, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tập trung đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông đường bộ với nhiều dự án được triển khai đồng loạt. Sự liên hoàn, thông suốt của các tuyến đường bộ đã giúp gia tăng liên kết giữa các vùng, thúc đẩy giao thương quốc tế, trở thành động lực cho sự phát triển của địa phương và khu vực.
Với vị trí trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An và Hà Tĩnh là điểm trung chuyển hàng hóa với Lào, đông bắc Thái Lan qua các cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh), Thanh Thủy, Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An). Những năm gần đây, các tỉnh này tập trung đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông khá đồng bộ, thông suốt, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng, mở ra cơ hội phát triển mới cho địa phương, khu vực.
Sáng 31/3, tại Trụ sở Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh đã hội đàm song phương với Bộ trưởng Đất đai, Cơ sở hạ tầng và giao thông (MOLIT) Hàn Quốc Park Sangwoo về thúc đẩy hợp tác hai bên Việt Nam-Hàn Quốc trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải.
Để chuẩn bị cho APEC 2027, Phú Quốc đã gấp rút nâng cấp hạ tầng giao thông, đầu tư vào khu tổ hợp đa chức năng với tổng sức chứa khoảng 15.000 người. Địa phương kỳ vọng, sự chuẩn bị kỹ lưỡng này không chỉ góp phần làm nên thành công của sự kiện, mà còn mang tới giá trị bền vững cho du lịch Phú Quốc .
Ngày 24/1, ngay trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn bộ công trình xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ (nối giữa quận 7 và huyện Nhà Bè) đã hoàn thành thi công và thông xe, mở “cánh cửa” giao thông cho phía nam thành phố. Cùng với công trình này, một số công trình đang thi công và dự án mới sắp triển khai sẽ tạo sự thông thương, giúp hoàn thiện kết nối luồng giao thông cửa ngõ phía nam Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền tây.
LTS - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.
Năm 2024, tình hình kinh tế của Bà Rịa-Vũng Tàu có những chuyển biến đột phá hơn so với năm 2023, tốc độ tăng trưởng của hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều chuyển biến theo xu hướng tăng cao dần. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) tăng 11,7%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. GRDP (trừ dầu thô và khí đốt) bình quân đầu người đạt hơn 9.000 USD/người/năm. Năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 10%, GRDP bình quân đầu người (trừ dầu khí) đạt 9.620 USD; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,81%.
Trong những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông thiếu và yếu là nguyên nhân chính dẫn tới thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Kạn chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ qua, tỉnh xác định gỡ “nút thắt” về giao thông tạo động lực cho phát triển là mục tiêu quan trọng và dành phần lớn nguồn lực đầu tư mở mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường.
Thời gian qua, Trung ương và tỉnh An Giang đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm nhằm nâng cấp, bảo đảm giao thông các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng, các tuyến giao thông nối liền các khu công nghiệp, khu du lịch.
Mặc dù, tỷ lệ tai nạn thương tích ở Việt Nam đã giảm những năm gần đây, nhưng số người chết do tai nạn thương tích vẫn còn cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân là do nguy cơ thương tích gia tăng trong môi trường sống liên quan đến đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh… trong khi cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ y tế ở nước ta chưa được cải thiện nhiều.
Trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vừa thống nhất triển khai dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất, với tổng vốn đầu tư 350 tỷ đồng.
Với quyết tâm, khát vọng xây dựng Nam Định phát triển toàn diện, trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, tỉnh Nam Định chủ trương, chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn-đô thị và kết nối liên vùng. Việc này vừa là động lực, vừa là giải pháp quan trọng để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 của tỉnh.
Nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, tỉnh Nam Định tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nhất là các dự án hạ tầng giao thông. Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 6.099 tỷ đồng, đạt 67,4% kế hoạch năm.
Sáng 29/10, giờ địa phương, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sheikh Hamed Bin Zayed Al Nahyan, Giám đốc Quỹ Đầu tư Quốc gia Abu Dhabi (ADIA).
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Được xem là dự án đường bộ lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng cũng như Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Thời gian qua, từ nhiều nguồn vốn, tỉnh Hậu Giang đã tập trung phát triển hạ tầng giao thông. Nhiều tuyến đường liên tỉnh, nội tỉnh được đầu tư, mở rộng, hình thành mạng lưới giao thông kết nối liên hoàn, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, tạo nền tảng, động lực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và khu vực.
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía nam luôn sẵn sàng hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm giải quyết các khó khăn và lắng nghe những đóng góp từ phía doanh nghiệp. Qua đó, cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, dài hạn vào Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn và giao thông kết nối vùng, là lĩnh vực đột phá đầu tiên được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025). Sau gần 4 năm nỗ lực vượt khó đưa nghị quyết vào cuộc sống, Đồng Nai đang đẩy mạnh thực hiện hơn bao giờ hết với nhiều giải pháp quyết liệt và bước đầu tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực tế, nhất là về hạ tầng giao thông.
Sau hàng thập kỷ tăng trưởng ở mức cao, kinh tế tỉnh Đồng Nai những năm gần đây có dấu hiệu chựng lại và tốc độ suy giảm rõ rệt, dẫn đến khả năng tụt hậu so với các địa phương chung quanh. Một trong những nguyên nhân được nhận diện là hệ thống hạ tầng giao thông chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh đó, hàng loạt dự án hạ tầng quan trọng, thúc đẩy hoàn chỉnh đầu tư hệ thống giao thông kết nối sân bay Long Thành với vùng Đông Nam Bộ tỏa đi mọi hướng được gấp rút hoàn thành.
Hội thảo chuyên đề “Cơ hội, thách thức đối với Đồng Nai sau khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động” được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức sáng 30/8, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo quản lý trong và ngoài nước.
Chiều 13/8, Văn phòng Quản lý đường bộ II.5 chính thức có văn bản gửi công an thị xã Hương Thủy, Công an phường Phú Bài (Thừa Thiên Huế) tố cáo hành vi phá hoại tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Km837+570 đến Km837+650 phía trái tuyến quốc lộ 1, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát triển hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược, với mục tiêu đến năm 2025, cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc và năm 2030, phấn đấu đạt 5.000 km.
Tỉnh Hưng Yên đang đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng các tuyến đường trọng yếu; trục dọc, trục ngang… kết nối với hệ thống giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh. Điều này sẽ tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển, tạo động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh Hưng Yên phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Năm 2024 có vai trò quyết định, tạo động lực để Long An tăng tốc phấn đấu về đích sớm trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11, tiến đến hiện thực hóa khát vọng phát triển bền vững trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam vào năm 2025.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Ðịnh sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch quan trọng của Việt Nam. Ðể hiện thực hóa mục tiêu của quy hoạch, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư cho các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Sáng 4/7, quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giá trị bản quy hoạch lần này được kỳ vọng sẽ tạo bệ phóng cho Đồng Nai “cất cánh”.
Thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050... hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh thời gian qua đã được đầu tư xây dựng, phát triển vượt bậc, vừa tạo tiền đề phát triển kết cấu hạ tầng bảo đảm an ninh-quốc phòng, đồng thời mở ra hành lang kinh tế đầy triển vọng nối Lào Cai với các tỉnh, thành phố trong nước và khu vực...