Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, mở ra giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân với vai trò là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây sẽ là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững...
Một rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp là “điểm nghẽn” về thể chế, chính sách. Kịp thời bãi bỏ những quy định lỗi thời, tạo hành lang pháp lý thông thoáng giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, bứt phá trong nền kinh tế số là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Trong số 20 doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế cao nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam quý I/2025, các ngân hàng chiếm áp đảo với 12/20 doanh nghiệp, tương đương 60%.
Trong kỷ nguyên số, các doanh nghiệp tư nhân đang đứng trước thách thức lớn trong việc đổi mới công nghệ và tăng trưởng bền vững. Việc tận dụng nguồn lực dùng chung để phát triển khoa học, công nghệ có thể là chìa khóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng cường năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, để giải pháp này trở thành hiện thực, cần có chính sách hỗ trợ hiệu quả và cơ chế hợp tác linh hoạt giữa doanh nghiệp và các bên liên quan.
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) của một quốc gia có mối tương quan thuận chiều với mức độ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao, Việt Nam cần có chiến lược tổng thể nhằm nâng tỷ lệ đầu tư cho R&D lên 2% GDP vào năm 2030.
Trên hành trình chuyển đổi xanh, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đồng hành của Chính phủ, đặc biệt là những "đòn bẩy" về chính sách và tài chính.
Trong bối cảnh ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ và tiếp tục kiên trì đạt được mục tiêu tăng trưởng, các hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị cần cân nhắc kỹ lưỡng các chính sách thuế, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt để không cản trở động lực tăng trưởng kinh tế.
Ngày 18/4, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực tiễn và kinh nghiệm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp”.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon Việt Nam tại Quyết định số 232/QĐ-TTg. Đặt mục tiêu vận hành thử nghiệm sàn giao dịch carbon vào năm 2025 và chính thức hoạt động vào năm 2028, Đề án tập trung vào hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giám sát và nâng cao năng lực cho các bên liên quan.
Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam mới có hơn 940 nghìn doanh nghiệp. Trong đó, 12 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất có giá trị vốn hóa 70 tỷ USD, chỉ bằng một tập đoàn kinh tế của nước ngoài. Để bứt phá trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tư nhân phù hợp tình hình của đất nước hiện nay.
Suy giảm kinh tế toàn cầu, căng thẳng địa chính trị leo thang không có dấu hiệu hạ nhiệt, đứt gãy chuỗi cung ứng và xu hướng chuyển đổi xanh khiến môi trường kinh doanh toàn thế giới trở nên phức tạp hơn.
Chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, viết tiếp câu chuyện thành công của một Việt Nam thịnh vượng, một lần nữa, Đảng ta định vị khu vực kinh tế tư nhân với vai trò là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng đất nước. Trên quan điểm đổi mới về tư duy, nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đang được thiết kế với hàng loạt cải cách đột phá về thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh để kinh tế tư nhân trở nên vững mạnh, góp phần quan trọng định hình tương lai của kinh tế quốc gia.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, diễn biến khó lường, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam năm 2024 ước đạt 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so năm 2023, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay, khẳng định niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư quốc tế vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp không chỉ tạo nên những giá trị vượt bậc về thương hiệu và doanh thu từ việc chuyển đổi số chính hoạt động của mình, mà còn cung cấp các công cụ, ứng dụng, nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới để thực hiện chuyển đổi số quốc gia, tạo nên cuộc thay đổi phương thức sản xuất trong kỷ nguyên số trên toàn quốc. Tuy nhiên, để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên số, thì việc thay đổi phương thức sản xuất số đòi hỏi một cuộc cách mạng mạnh mẽ hơn.
Trong “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, doanh nhân không chỉ dẫn đầu trong việc phát triển kinh tế mà còn là những người khơi dậy khát vọng khởi nghiệp, sáng tạo, truyền cảm hứng cho toàn xã hội.
Cần khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng hùng cường để cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn chung tay cùng Chính phủ giải quyết các bài toán mang tầm quốc gia, góp phần làm nên những kỳ tích Việt Nam trong thời đại mới.
Suốt hơn 30 năm, việc duy trì định hướng phát triển nhất quán của T&T Group - Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu tại Việt Nam đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của doanh nhân Đỗ Quang Hiển, cũng như quyết tâm của ông trong hành trình giải bài toán phát triển bền vững.
"Chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của thương hiệu trong thế giới hiện nay. Giờ đây, khách hàng tiêu dùng chủ yếu dựa vào thương hiệu. Thương hiệu của doanh nghiệp là một tài sản vô hình có giá trị quan trọng đối với một doanh nghiệp. Thương hiệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn; tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh. Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ" - Phó Chủ tịch VCCC Hoàng Quang Phòng chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân về vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tự tin “ra khơi bắt cá”, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuyên đề xuất xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt để “đánh cá voi” ở nước ngoài; xây dựng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” phục vụ cho thị trường toàn cầu.
Thị trường phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin toàn thế giới trị giá hơn 1.800 tỷ USD, trong đó có khoảng hơn 1.000 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phần mềm và hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin. Đây là cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Việt. Nhưng đi kèm với cơ hội, là nhiều thách thức đặt ra với các doanh nghiệp công nghệ thông tin muốn chinh phục các thị trường thế giới.
Tinh thần sẵn sàng đi ra biển lớn, “săn cá voi” với những chiêu thức riêng đã truyền cảm hứng về việc gây dựng, phát triển cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam một cách bền vững tại nước ngoài.
Sau 2 năm khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới giai đoạn phát triển mới, theo đó làn sóng chậm trả phát sinh mới giảm dần, phát hành năm 2023 dần phục hồi, làm ổn định quy mô. Tới năm 2030, Việt Nam cần đánh giá toàn diện những kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong và ngoài nước dưới góc độ xếp hạng tín nhiệm, hướng tới mục tiêu nâng quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp lên mức 25% GDP.
Trải qua 27 năm hình thành và phát triển (28/11/1996 – 28/11/2023), thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới nâng cao chất lượng quản trị của doanh nghiệp niêm yết trong bối cảnh tăng trưởng xanh, phát triển bền vững dần trở thành xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới những năm tới.
Năm 2010, Chi bộ Công ty Đầu tư thương mại thủy sản Thống Nhất (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) được thành lập. Chỉ từ 3 đảng viên ban đầu, đến nay, Chi bộ Công ty đã có 19 đảng viên, trở thành một trong những chi bộ mạnh trực thuộc Đảng bộ các đơn vị kinh tế tư nhân thành phố Hạ Long. “Chủ trương xuyên suốt của chi bộ là bảo đảm doanh nghiệp hoạt động theo mục tiêu ổn định chính trị, ổn định kinh tế, từng bước phát triển. Chi bộ cũng là cơ quan cao nhất tại doanh nghiệp, nghị quyết của chi bộ là kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động của công ty”, Bí thư Chi bộ, kiêm Giám đốc Công ty Nguyễn Hữu Tuyên, năm nay đã 75 tuổi, cho biết.
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 "Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Tại Nghị quyết này, Ðảng ta đã xác định, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ...