Ninh Thuận, vùng đất cuối dãy Trường Sơn vốn nhiều khó khăn về cả khí hậu, tài nguyên lẫn đời sống nhân dân nhưng gần đây đang đổi thay toàn diện, đạt những kết quả ấn tượng trong giảm nghèo bền vững, trong đó đáng kể tại các khu vực miền núi, vùng sâu.
Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận vượt qua khó khăn, thách thức để đạt mục tiêu đề ra trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Cụ thể, tăng trưởng GRDP đạt 8,74%, đứng thứ 4/14 tỉnh khu vực và 16/63 tỉnh, thành phố; GRDP bình quân đầu người đạt 98,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nâng tỷ trọng công nghiệp từ 34,1% của năm 2020 lên 41,7% năm 2024; thu ngân sách đạt 4.950 tỷ đồng, vượt 23,7% kế hoạch đề ra.
Ngày 15/1, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), Tập đoàn Central Retail Việt Nam chính thức khai trương Trung tâm thương mại và đại siêu thị (Trung tâm thương mại GO! Ninh Thuận) có tổng mức đầu tư gần 280 tỷ đồng.
Tối 10/1, tại Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná, thôn Thương Diêm 2, xã Phước Diêm 2, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), Công ty cổ phần Đầu tư-Xây dựng Trung Nam đã tổ chức lễ công bố sự kiện đón nhận đạt 1 triệu tấn hàng hóa đầu tiên thông quan qua cảng này. Sự kiện này, góp phần đưa Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná trở thành điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực duyên hải miền trung và giải tỏa áp lực cho các cảng biển miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Những năm qua, sản xuất nông nghiệp tuần hoàn được xem là giải pháp tối ưu cho phát triển nông nghiệp bền vững tại Ninh Thuận, qua đó, đã giúp địa phương từng bước giải quyết được các vấn đề về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Với phương châm hành động “Đoàn kết-Đổi mới-Quyết tâm”, hướng đến xây dựng ngành Nông nghiệp “Thích ứng-Đặc thù-Bền vững”, năm 2024, tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận ước đạt hơn 14.339 tỷ đồng, đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra; đặc biệt, trong năm đã phát triển hơn 259ha sản xuất ứng dụng công nghệ cao, vượt kế hoạch 39,67ha, nâng tổng số diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2024 lên hơn 825ha.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, nhờ thời tiết thuận lợi, đơn vị luôn bám sát tình hình diễn biến của ngư trường và kịp thời thông báo cho ngư dân chủ động khai thác hải sản, đạt sản lượng cao. Trong 10 tháng của năm 2024, ngư dân tỉnh Ninh Thuận đã khai thác được 125.197 tấn hải sản các loại, đạt 91,49% kế hoạch năm. Nguồn lợi từ biển đã và đang đem lại cho người dân vùng biển thu nhập khá, đời sống ngày càng được cải thiện.
Chiều 18/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai. Hội nghị thu hút hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ngày 16/10, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa-Phan Rang tổ chức hội nghị tổng kết niên vụ trồng mía nguyên liệu năm 2023-2024 và triển khai chương trình đầu tư niên vụ năm 2024-2025.
Hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, các hợp tác xã tại Ninh Thuận đã chú trọng thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học-công nghệ theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm bảo đảm chất lượng để nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia sàn thương mại điện tử, thích nghi với sự thay đổi của thị trường, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, gia tăng nguồn thu ngân sách địa phương.
Ngày 27/9, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận Đặng Kim Cương thông tin với phóng viên Báo Nhân Dân: Địa phương đã và đang khẩn trương triển khai việc khoanh vùng dịch tả lợn châu Phi tại thôn Nha Hố 1, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn để dập dịch, nhằm ngăn chặn dịch lây lan, gây thiệt hại cho người nuôi lợn tại địa phương.
Chiều 24/9, tại Ninh Thuận, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc (VKBIA) tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với các doanh nghiệp Hàn Quốc. Đây là dịp để các doanh nghiệp hai bên giới thiệu tiềm năng, lợi thế, sản phẩm hàng hóa để cùng tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng giao thương lâu dài.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.
Ngày 13/9, tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và Trường đại học Cần Thơ đã tổ chức Chương trình ký kết hợp tác các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tạo ra công nghệ mới và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,… để Ninh Thuận khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới phát triển kinh tế-xã hội với vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với 27 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước đẩy mạnh công tác tháo gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC), tỉnh Ninh Thuận đã và đang tập trung các giải pháp phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) bằng cách tổ chức lại nghề khai thác hải sản theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu đội tàu và cơ cấu nghề khai thác vùng lộng một cách hợp lý.
Để sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ mùa năm 2024 đạt hiệu quả, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng một số giải pháp điều tiết nước phục vụ sản xuất cho hơn 25.211ha cây trồng các loại trên địa bàn tỉnh.
Ngày 2/8, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, nhằm rút kinh nghiệm, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế để đề ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,… tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển trong thời gian tới.
Từ tháng 7 đến hết tháng 8 hằng năm, các vườn trồng chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) lại nhộn nhịp với không khí đón du khách đến tham quan và thích thú với cảm giác “tận tay hái quả, ăn ngay tại chỗ", cảm nhận sự khác biệt về hương vị riêng của những loài cây ăn quả tươi có nguồn gốc giống từ các tỉnh miền Tây được trồng trên vùng đất nắng, gió nơi đây.
Những năm qua, mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân tại tỉnh Ninh Thuận đã và đang góp phần tích cực trong chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, giúp đồng bào nâng cao thu nhập.
Ngày 1/6, tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp Đại sứ quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp du lịch Ninh Thuận với bang Kerala (Ấn Độ).
Ninh Thuận hiện có 123 hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phi nông nghiệp... với gần 19.000 thành viên, tổng vốn đăng ký hơn 245 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã chưa được vay vốn từ các ngân hàng nên hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Ngày 27/4, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Năng lượng xanh, hydro xanh và khu công nghiệp trung hòa carbon”, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển xứng tầm là trung tâm năng lượng tái tạo của quốc gia trong tương lai.
Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã họp báo về việc chuẩn bị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư.
Ngày 17/4/2024, tại tỉnh Ninh Thuận, diễn ra chương trình “Kết nối cung-cầu” giữa doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn Central Retail Việt Nam, thu hút sự tham gia của 42 doanh nghiệp, chủ thể OCOP với hơn 100 sản phẩm các loại.
Ngày 17/4, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị “Quản lý giống tôm nước lợ và ký kết quy chế phối hợp năm 2024”, nhằm tìm giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý giống tôm nước lợ và chủ động hơn nữa việc sản xuất tôm giống bố mẹ.
Sau 2 năm thi công đạt tiến độ xây dựng cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật, ngày 16/4, tại phường Phủ Hà, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng MK (chủ đầu tư ) đã tổ chức Lễ khởi công dự án khu đô thị mới Phủ Hà, trong đó, có khu nhà ở xã hội MK Central City, với tổng vốn đầu tư hơn 641 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích khoảng 7ha, quy mô dân số 2.328 người.
Ninh Thuận đang trực diện với thời tiết nắng nóng gay gắt, kéo dài khiến cho lượng nước tại nhiều hồ chứa suy giảm và cạn kiệt. Để tránh thiệt hại cho sản xuất, vật nuôi…, tỉnh đã khẩn trương triển khai nhiều giải pháp ứng phó.
Ngày 5/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả giải ngân năm 2023 và đề ra các giải pháp đẩy nhanh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.
Toàn tỉnh Ninh Thuận có 152 sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 30 sản phẩm đạt 4 sao; có hai sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao là nước mắm CaNa với 32 và 42 độ đạm. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, có từ hai đến ba sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận cấp quốc gia.
Ngày 20/2, tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ ra quân đầu năm mới 2024 Dự án đường nối từ thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đến ngã tư Tà Năng, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) và Dự án môi trường bền vững-Tiểu dự án thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.