Tình trạng khai thác, đánh bắt thủy sản tận diệt ở khu vực đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) trước đây không chỉ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi biển mà còn nguy cơ ảnh hưởng đến cam kết về chống khai thác IUU (khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) của Ủy ban châu Âu. Trước thực trạng đó, Phú Quốc đã tìm giải pháp chuyển đổi từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản.
Với sự bùng nổ mạnh mẽ về tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) được lựa chọn là địa điểm tổ chức Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2027. Việc mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng hàng không nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng khách du lịch là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Dịp Tết Nguyên đán, Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc đón lượng chuyến bay quốc tế tăng kỷ lục, do nhiều du khách Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Đài Loan-Trung Quốc) lựa chọn đây là điểm đến cho kỳ nghỉ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, một số mô hình thí điểm trồng lúa giảm phát thải được ghi nhận đạt kết quả tích cực như: giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính mà vẫn tăng thu nhập cho nông dân. Do đó, các địa phương đều mong muốn nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn nhiều thách thức đòi hỏi việc mở rộng diện tích phải được tính toán cẩn trọng, không nôn nóng, không theo phong trào.
Năm 2024, kinh tế của tỉnh Kiên Giang tăng 7,5%, đứng thứ tư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; thu nhập bình quân đầu người đạt 81,84 triệu đồng/người/năm.
Do chưa được nhận tiền đền bù nên người dân không đồng ý cho nhà thầu đưa thiết bị vào thi công phân đoạn xã Vĩnh Phước B và xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhất, Gò Quao-Vĩnh Thuận.
Hội nghị ngành công thương khu vực phía nam lần thứ 10, năm 2024 được tổ chức nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành công thương của các tỉnh, thành phố khu vực phía nam năm 2023 và 9 tháng năm 2024, qua đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 3 tháng cuối năm 2024.
Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP (Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 diễn ra từ 29/9-3/10/2024, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang với 320 gian hàng trưng bày của các hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 5, Ban Chỉ đạo công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh xử lý dứt điểm các vi phạm về thiết bị giám sát hành trình tàu cá.
Tổ điều tra, xác minh về nguyên nhân mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) tỉnh Kiên Giang thành lập nhằm xác minh nguyên nhân mất tín hiệu kết nối, đề xuất chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, góp phần tháo gỡ “Thẻ vàng” IUU của Ủy ban châu Âu (EC).
Tháng 11/2023, chủ đầu tư dự án đã bàn giao cọc giải phóng mặt bằng cho tỉnh Kiên Giang, tuy nhiên, đến nay, địa phương chỉ mới bàn giao mặt bằng hơn 8,1km trong tổng số hơn 45,3km.
Sau sáu năm kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” trong khai khác hải sản và sáu tháng sau đợt thanh tra thứ tư của đoàn thanh tra EC, Chính phủ, các bộ, ngành chức năng và chính quyền 28 địa phương ven biển đã đồng loạt triển khai nhiều biện pháp quyết liệt với mục tiêu gỡ cảnh báo thẻ vàng trong khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU)...
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhất, Gò Quao-Vĩnh Thuận là dự án thành phần thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh, có tổng mức đầu tư hơn 3.904 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh là chủ đầu tư. Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
Cho rằng tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài còn nhiều, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết xử lý tàu cá vi phạm.
Sáng 5/2, tại tỉnh Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Năm 2023, kinh tế tỉnh Kiên Giang đạt tốc độ tăng trưởng 6,79%; một số chỉ tiêu như sản lượng lúa, giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút khách du lịch, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách đạt khá so kế hoạch và tăng so cùng kỳ.
Ngày 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Na Uy do bà Karin Greve-Isdahl, Tham tán Thương mại, Thương vụ Đại sứ quán Na Uy, làm trưởng đoàn, đến tìm hiểu, chia sẻ về kế hoạch giảm thiểu rác thải nhựa, xử lý chất thải rắn và tiềm năng hợp tác trong nuôi biển quy mô công nghiệp, chế biến phụ phẩm thuỷ sản tại tỉnh Kiên Giang.
Những năm qua, kinh tế-xã hội tỉnh Kiên Giang bứt phá mạnh mẽ, trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch. Giai đoạn tới, Kiên Giang sẽ thực hiện nhiều giải pháp để trở thành tỉnh phát triển dẫn đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó là những nội dung chính trong cuộc trao đổi ý kiến giữa phóng viên Báo Nhân Dân và đồng chí Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 trong hơn nửa nhiệm kỳ qua.
Trở về cuộc sống đời thường sau những năm tháng cống hiến tuổi xuân, sức trẻ để bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang hôm nay luôn tìm cách phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
50 sản phẩm đặc trưng của Kiên Giang, như nước mắm truyền thống, cá hộp, tôm khô, đồ uống, mật ong, khô,… được trưng bày nhằm thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Kiên Giang cấm tất cả tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m không được phép khai thác nghêu lụa, sò huyết, hến tại vùng ven bờ biển của tỉnh từ ngày 1/7 đến 31/12.
Hội nghị quốc tế xúc tiến thương mại-du lịch-đầu tư giữa Ấn Độ và tỉnh Kiên Giang năm 2023 có hơn 100 doanh nhân Ấn Độ đến tham dự các hoạt động giao lưu, kết nối, tìm hiểu cơ hội đầu tư trên các lĩnh vực như: giáo dục, du lịch, thủy sản, giày da…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mong muốn bà con ngư dân Kiên Giang nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm các quy định trong khai thác, nhất là 3 tháng còn lại để nỗ lực gỡ thẻ vàng châu Âu, góp phần nâng cao uy tín, tăng giá trị cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Vùng Tây Nam Bộ có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Các địa phương trong vùng gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An đều có diện tích khá lớn, có đường biên giới giáp nước bạn Campuchia khá dài. Tập trung phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống người dân, xây dựng vùng biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị là giải pháp căn cơ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia.
Nuôi sò huyết là nghề không mới ở tỉnh Kiên Giang, nhưng làm giàu từ nghề mà người dân nơi đây vẫn gọi là nuôi “vàng” trong bùn, đem lại lợi nhuận cho gia đình mỗi năm vài tỷ đồng như những nông dân ở xã Nam Thái, huyện An Biên thì không phải ai cũng làm được.
Từ đầu năm 2023 đến nay, giá bán các loại cua trên địa bàn tỉnh Kiên Giang luôn tăng cao. Nguyên nhân được cho là bước vào thời điểm nghịch mùa, cua được bắt vét tại các ao, vuông số lượng ít, trong khi sức tiêu thụ tăng cao.
Thời gian qua, các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là chuyển đổi sản xuất kém hiệu quả sang các mô hình cho giá trị và thu nhập cao hơn.
Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Hà Tiên-Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 86km, quy mô 4 làn xe. Công trình hoàn thành sẽ hình thành tuyến cao tốc trục ngang cùng cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng kết nối hai tuyến cao tốc trục dọc bắc-nam phía đông và cao tốc bắc-nam phía tây khu vực đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm an ninh-quốc phòng phía Tây Nam Tổ quốc.
Phú Quốc được gọi là đảo ngọc với những bãi biển tuyệt đẹp, núi rừng trùng điệp và khí hậu trong lành như một món quà thiên nhiên ban tặng. Nơi đây còn nổi tiếng bởi nghề nuôi cấy ngọc trai dưới biển và chế tác trang sức từ ngọc trai.
Ngày 15/11, tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành vừa ký quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất khu sân bay Phú Quốc cũ.