Chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hoá" thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn

Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa

Hướng đến mục tiêu giúp công chúng hiểu thêm về lịch sử, văn hóa con người cổ xưa ở Hà Tĩnh; khẳng định vai trò, giá trị của di tích Bãi Cọi trong diễn trình lịch sử, văn hóa Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đã khai trương chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi-Nơi gặp gỡ các nền văn hóa". 
Cầu truyền hình trực tiếp Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” tại Nghệ An và Hà Tĩnh

Cầu truyền hình trực tiếp Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” tại Nghệ An và Hà Tĩnh

Tối 27/11, tại Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh đã diễn ra cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm”, do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO vinh danh: Nỗ lực bảo tồn và trao truyền di sản

10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO vinh danh: Nỗ lực bảo tồn và trao truyền di sản

Sau 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hai địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản, cũng như tích cực quảng bá, giới thiệu những giá trị đặc sắc, tinh hoa, độc đáo của loại hình nghệ thuật này đến với công chúng trong nước và quốc tế.
[Infographic] Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”

[Infographic] Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh (2014-2024), tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Nghệ An tổ chức Festival "Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản". Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 27-30/11/2024 với điểm nhấn là cầu truyền hình trực tiếp Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” diễn ra tối 27/11/2024, có sự góp mặt của nhiều đoàn nghệ thuật nổi tiếng.
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân xứ Nghệ.

Thao thức với Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”

Kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh (2014-2024), tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Nghệ An tổ chức Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”. Chương trình sẽ được tổ chức tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 27 đến 30/11/2024.
Bún bò Đò Trai có những đặc điểm khác biệt rất riêng.

Bún bò Đò Trai: Hương vị đặc sắc của vùng quê Đức Thọ (Hà Tĩnh)

Hà Tĩnh, vùng đất với những cảnh sắc thiên nhiên yên bình, không chỉ khiến du khách mê mẩn bởi vẻ đẹp hùng vĩ mà còn làm say lòng những ai yêu thích ẩm thực. Một trong những món ăn đặc trưng của nơi này chính là bún bò Đò Trai - món ngon không thể bỏ qua khi đến Đức Thọ, nơi mang đậm dấu ấn văn hóa ẩm thực truyền thống.
Làng mộc Thái Yên chú trọng phát triển thương hiệu.

Giữ nghề truyền thống và thách thức phát triển bền vững

Làng mộc Thái Yên, nằm tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đã có lịch sử phát triển gần 400 năm, và là một trong những làng nghề mộc truyền thống lâu đời bậc nhất ở miền trung. Làng nghề này không chỉ tạo ra những sản phẩm mộc mỹ nghệ tinh xảo mà còn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Tuy nhiên, như nhiều làng nghề truyền thống khác, việc duy trì và phát triển bền vững nghề mộc Thái Yên trong thời đại hiện đại vẫn là một thách thức lớn, đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo không ngừng.
Ngày 9/12/2013, Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt cho Di tích lịch sử đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.

[Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn

Trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, địa danh Hương Đô, Hương Khê (Hà Tĩnh) nơi đặt Chỉ huy Sở Tiền phương - Tổng cục Hậu cần là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia có giá trị lớn trong giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Trong suốt thời gian chiến tranh, nhân dân và chính quyền xã Hương Đô đã nhường nhà của mình cho bộ đội, luôn luôn che chở, đùm bọc, giữ gìn bí mật cho các cơ quan đầu não của 3 bộ tư lệnh từng đóng ở đây.
Đông đảo cán bộ, nhân dân địa phương và du khách thập phương nô nức khai hội chùa Hương Tích.

Khai hội chùa Hương Tích

Sáng 15/2 (tức mồng 6 tháng Giêng), tại Khu di tích, danh thắng chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024.
Ca sĩ Tân Nhàn và NSND Quốc Hưng trong MV “Người Hà Tĩnh có thương”. (Ảnh: Ê-kíp cung cấp)

Tân Nhàn trở lại sau 2 năm với album về miền trung

Album đặc biệt “Người Hà Tĩnh có thương” vừa ra mắt đầu tháng 2 đánh dấu sự trở lại của ca sĩ - Tiến sĩ âm nhạc - Phó Trưởng khoa thanh nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam Tân Nhàn sau một thời gian dài gặp trục trặc về giọng hát.
Đền thờ Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Tầm nhìn vượt thời đại của Nguyễn Công Trứ

Suốt cuộc đời làm quan của mình, Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ luôn đau đáu nỗi niềm và khát vọng kiến tạo cuộc sống thái bình no ấm cho nhân dân. Nhìn lại quá trình quai đê lấn biển, trị thủy khai hoang, rửa đất dựng vườn, lập làng gây nghiệp, chúng ta mới thấy rõ hơn ở ông một cốt cách lớn, một trí tuệ mẫn tiệp, một tầm nhìn tiến bộ đi trước thời đại và mang tính chiến lược đáng khâm phục của một nhà kinh tế, một nhà nông nghiệp.
Không gian văn hóa sáng tạo tại di sản Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trong Tuần lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Nhận diện, quản lý di sản văn hóa phù hợp xu thế phát triển

Gồm 10 chương 154 điều, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mới đây đã cập nhật về di sản tư liệu, điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề về chuyển đổi số di sản; quyền sở hữu trí tuệ trong khai thác di sản văn hóa cũng như hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, dự thảo chưa đề cập nhận diện, quản lý về một loại hình di sản không kém phần quan trọng là di sản công nghiệp.
Nhà văn hóa cộng đồng-ngôi nhà trí tuệ ở xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên).

Nỗ lực vun đắp nghĩa tình, trao truyền văn hóa ở Hà Tĩnh

Gắn kết nhà văn hóa cộng đồng-ngôi nhà trí tuệ, xây dựng cụm dân cư sinh thái, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu… là những cách làm sáng tạo mà tỉnh Hà Tĩnh đang triển khai nhằm vun đắp nghĩa tình, giữ gìn và trao truyền văn hóa truyền thống, góp phần khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên của người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới.
Hội Kiều học và huyện Nghi Xuân dâng hương tưởng niệm tại khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du.

Nỗi đau thời cuộc của Nguyễn Du trong 10 năm lưu lạc

Năm mười tám tuổi, Nguyễn Du đi thi hương và đậu tam trường. 20 tuổi, sau cuộc binh biến Tây Sơn, Nguyễn Khản, chỗ dựa cuối cùng của Nguyễn Du cũng mất, dòng họ Nguyễn Tiên Điền cũng chịu cảnh tang thương cùng với sự sụp đổ của nhà Lê-Trịnh. Nguyễn Du bắt đầu cuộc đời lưu lạc, nay đây mai đó từ bắc vào nam, sau nhiều năm sống tại quê vợ ở Thái Bình, ông lại đưa gia đình về Tiên Điền sinh sống.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng chứng nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh đón nhận di sản tư liệu thế giới “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu”

Sáng 24/6, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 310 năm Năm sinh Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713-2023), 280 năm Năm sinh danh nhân Nguyễn Huy Tự (1743-2023), 240 năm Năm sinh danh nhân Nguyễn Huy Hổ (1783-2023) và đón Bằng công nhận Văn bản Hán Nôm Làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới Khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Lễ hội cầu ngư của làng Cam Lâm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là dịp ngư dân gửi gắm, kỳ vọng một năm mới thuận buồm xuôi gió.

[Ảnh] Ngư dân Hà Tĩnh háo hức với Lễ hội cầu ngư

Với bà con ngư dân Hà Tĩnh, Lễ hội cầu ngư đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Không chỉ gửi gắm niềm tin, cầu mong quốc thái, dân an, Lễ hội cầu ngư là dịp để người dân biểu thị sức mạnh đoàn kết, nỗ lực gìn giữ văn hóa truyền thống của cha ông.
back to top