Theo đó, có 50.280 giáo viên tham gia khảo sát theo hình thức trực tuyến (trắc nghiệm), thời lượng 90 phút từ ngày 23-29/4. Trong số này, có 22.284 giáo viên tiểu học, 10.000 giáo viên trung học cơ sở, 8.230 giáo viên trung học phổ thông. Về bộ môn, có 4.720 giáo viên tiếng Anh, và 45.560 giáo viên các môn học khác.
Kết quả khảo sát cho thấy, có 9,45% giáo viên đạt trình độ A1; A2 là 11,35%; B1 là 35,09%; B2 là 13,63%; C1 là 3,69%; C2 là 0,29% và các trình độ khác là 26,5%.

Lộ trình hiện thực hóa mục tiêu song ngữ trong trường học
Nếu tính riêng từng cấp học, cấp tiểu học có 9,95% giáo viên đạt trình độ A1; A2 là 11,85%; B1 là 34,46%; B2 là 13,43%; C1 là 1,91%; C2 là 0,17%...
Cấp trung học cơ sở có 9,94% giáo viên đạt trình độ A1; A2 là 12,05%; B1 là 34,57%; B2 là 14,24%; C1 là 3,14%; C2 là 0,22%...
Cấp trung học phổ thông có 7,23% giáo viên đạt trình độ A1; A2 là 8,7%; B1 là 34,74%; B2 là 12,91%; C1 là 9,27%; C2 là 0,71%...
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, việc khảo sát năng lực tiếng Anh là để đánh giá thực trạng, không phải kiểm tra trình độ cá nhân.
![]() |
Biểu đồ thống kê phân bổ năng lực tiếng Anh đối với giáo viên toàn Thành phố Hồ Chí Minh. |
Kỳ khảo sát này được thực hiện nhằm đánh giá một cách tổng thể về năng lực tiếng Anh của đội ngũ giáo viên toàn ngành.
Kết quả khảo sát là dữ liệu đầu vào quan trọng và cần thiết cho ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh có cái nhìn thực tế, khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển.
Trong đó, dữ liệu thu thập qua việc khảo sát là cơ sở để ngành giáo dục xây dựng Đề án "Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học".