Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina J. Mohammed đã nhấn mạnh, chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức đang gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình, an ninh và phát triển bền vững trên khắp châu Phi vào thời điểm này. Các nước châu Phi đang kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương chống mối đe dọa khủng bố.
Chính quyền quân sự Burkina Faso cách chức Thủ tướng Apollinaire Joachim Kyelem de Tambela - người được bổ nhiệm làm Thủ tướng lâm thời ngay sau khi ông Traore nắm quyền vào tháng 9/2022.
Ngày 6/8, Tổng thống chuyển tiếp của Burkina Faso, ông Ibrahim Traoré cho biết các cơ quan chức năng nước này gần đây đã ngăn chặn một cuộc đảo chính và bắt giữ những đối tượng cho là thủ phạm.
Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) ngày 7/7 cảnh báo, khối này có nguy cơ tan rã và ngày càng bất ổn sau khi Burkina Faso, Mali và Niger - 3 quốc gia nằm dưới quyền lãnh đạo của các chính quyền quân sự, nêu rõ ý định rời khối thông qua việc ký một hiệp ước liên minh.
Ngày 15/11, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Burkina Faso tiến hành một cuộc điều tra “kỹ lưỡng, độc lập và minh bạch” về vụ thảm sát gần đây khiến ít nhất 70 người thiệt mạng.
Chính quyền quân sự Burkina Faso ngày 27/9 thông báo các cơ quan an ninh và tình báo nước này đã chặn đứng một âm mưu đảo chính, tuy nhiên không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc.
Chính quyền quân sự lên nắm quyền ở Niger sau cuộc đảo chính tháng trước tuyên bố sẽ ủy quyền cho lực lượng vũ trang các nước láng giềng Mali và Burkina Faso can thiệp vào lãnh thổ Niger trong trường hợp nước này bị tấn công.
Giới chức địa phương ở Burkina Faso cho biết, có 15 dân thường thiệt mạng trong vụ tấn công nghi do các phần tử thánh chiến thực hiện ở miền đông nước này ngày 5/7.
Khoảng 40 người đã thiệt mạng trong 2 vụ tấn công khủng bố ở tây bắc Burkina Faso cuối tuần qua. Vụ tấn công đầu tiên nhằm vào một đoàn xe vũ trang gần Bourasso ở vùng Boucle du Mouhoun hôm 27/5, còn vụ tấn công thứ 2 xảy ra hôm 28/5 tại Wakara cũng thuộc tây bắc nước này.
Với động thái rút quân khỏi Burkina Faso, Pháp sẽ tiếp tục giảm sự hiện diện của họ tại khu vực Tây Phi, một khu vực đang phải đối mặt với sự trỗi dậy ngày càng gia tăng của các lực lượng Hồi giáo.
Các nguồn tin an ninh cho biết, 2 vụ tấn công được cho là do lực lượng Hồi giáo thánh chiến gây ra đã làm ít nhất 18 người thiệt mạng ở miền bắc và tây bắc Burkina Faso. Cả 2 vụ tấn công đều xảy ra hôm 19/1.
Thông báo của quân đội Burkina Faso cho biết đã có 60 người thương vong trong một vụ tấn công khủng bố xảy ra ngày 24/10 tại Djibo, một thành phố ở phía bắc quốc gia này.
Tổng thống chính quyền chuyển tiếp tại Burkina Faso, Đại úy Ibrahim Traoré, đã ký sắc lệnh bổ nhiệm luật sư Appolinaire Joachim Kyelem de Tembela làm Thủ tướng mới của nước này.
Ngày 14/10, Đại úy Ibrahim Traore, thủ lĩnh cuộc đảo chính gần đây nhất tại Burkina Faso, đã được bổ nhiệm vào cương vị Tổng thống lâm thời của quốc gia Tây Phi này cho đến khi diễn ra cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 7/2024.
Đại úy Ibrahim Traore chính thức được chỉ định làm Tổng thống Burkina Faso sau cuộc đảo chính thứ 2 ở quốc gia Tây Phi này trong vòng chưa đầy 9 tháng.
Lãnh đạo quân đội của Burkina Faso, Trung tá Paul-Henri Sandaogo Damiba, đã sang thủ đô Lome của Togo sau khi các sĩ quan quân đội thông báo rằng ông đã bị loại bỏ quyền lực.
Trung tá Paul-Henri Sandaogo Damiba - người lên nắm quyền trong cuộc đảo chính hồi tháng 1 ở Burkina Faso, đã đặt ra 7 điều kiện để từ chức, bao gồm bảo đảm an ninh cho ông cùng các đồng minh.
Một ngày sau vụ đảo chính quân sự tại Burkina Faso, ngày 1/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các bên ở quốc gia Tây Phi kiềm chế bạo lực, thúc đẩy đối thoại nhằm khôi phục an ninh và trật tự Hiến pháp.
Kênh truyền hình quốc gia của Burkina Faso cho biết người đứng đầu quân đội nước này và cũng là người đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, Trung tá Paul-Henri Sandaogo Damiba, đã bị binh lính cách chức vào tối 30/9.
Ngày 19/8, ông Bankole Adeoye - người đứng đầu Hội đồng An ninh và hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) - đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ tiến trình chuyển đổi dân sự ở Burkina Faso, trong bối cảnh quốc gia này đang phải đối mặt với các cuộc tấn công thánh chiến.
Theo quân đội Burkina Faso, các cuộc tấn công sử dụng thiết bị nổ ngẫu nhiên đã gia tăng kể từ năm 2018 ở Burkina Faso và khiến gần 400 người thiệt mạng.
Quân đội Burkina Faso ngày 13/7 thông báo đã vô hiệu hóa ít nhất 17 phần tử khủng bố trong chiến dịch ngăn chặn hành động tấn công của các đối tượng có vũ trang nhằm vào binh sĩ và dân thường tại xã Barsalogho ở tỉnh Sanmatenga, thuộc khu vực trung tâm phía bắc của quốc gia châu Phi này.
Ít nhất 43 người đã thiệt mạng trong 3 cuộc tấn công do các nhóm khủng bố vũ trang tiến hành ngày 14/5 tại các tỉnh Oudalan (Sahel) và Kompienga của Burkina Faso.
Quân đội Burkina Faso và Mali ngày 24/4 thông báo, các phần tử khủng bố đã tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào lực lượng vũ trang của 2 nước láng giềng thuộc khu vực Sahel, gây nhiều thương vong.
Ngày 20/3, các nguồn tin trong quân đội Burkina Faso cho biết những kẻ tấn công vũ trang chưa xác định đã giết chết ít nhất 11 binh sĩ và làm bị thương 8 người khác ở khu vực phía đông của nước này.
Hãng tin AFP cho biết ngày 24/1, một nhóm các binh sĩ đã chốt chặn các vị trí bên ngoài đài truyền hình quốc gia RTB của Burkina Faso ở thủ đô Ouagadougou.
Ngày 23/1, Bộ trưởng Quốc phòng Burkina Faso, Tướng Bathelemy Simpore bác bỏ tin đồn Tổng thống của nước này, ông Roch Marc Kabore đã bị bắt giữ sau 1 vụ xả súng hạng nặng tại một số doanh trại quân đội xảy ra cùng ngày.
Chính phủ Burkina Faso tuyên bố 2 ngày quốc tang, bắt đầu từ ngày 26/12 sau vụ tấn công được cho là do các phần tử thánh chiến thực hiện tại khu vực miền Bắc nước này hôm 23/12 khiến 41 người chết.