Kết quả thăm dò, khai quật bước đầu cho thấy khu vực Thành Dền có tiềm năng nghiên cứu rất lớn, đặc biệt là thời kỳ Đông Sơn và thời kỳ Đông Hán. Đó sẽ là những tư liệu quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa của vùng đất Ngọc Sơn nói riêng và Hải Dương nói chung.
Cục Xuất bản, In và Phát hành phối hợp Nhà xuất bản Văn học, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và một số đơn vị liên quan tổ chức xuất bản cuốn sách "Đường Kách mệnh" của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hình thức tái hiện lại bản gốc xuất bản năm 1927.
Cục Điện ảnh (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa có thông báo về việc tuyển chọn các kịch bản phim truyện điện ảnh hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2030).
Ngày 4/3, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam đã chủ trì cuộc họp nhằm rà soát và đánh giá Chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm hướng tới các kỳ Olympic và ASIAD giai đoạn 2026-2046.
Ngày 2/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác văn hóa văn nghệ năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
Chào đón năm mới 2025, Nhà hát Múa rối Việt Nam đã công diễn vở "Khúc đồng dao" - một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng năm 2024. Vở diễn mang lại cho khán giả nhiều trải nghiệm về cảm xúc, thẩm mỹ nhờ sự kết hợp giữa tinh hoa truyền thống và hiện đại, làm nổi bật vẻ đẹp của nghệ thuật múa rối Việt Nam.
Chiều 31/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức gặp mặt nhà báo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí và tổng kết công tác báo chí, tuyên truyền năm 2024.
Ngày 14/12, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Ban tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khai mạc không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển đất nước”. Ngày hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức.
Tối 6/12, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức trao giải thưởng cuộc thi và khai mạc triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN 2024.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Thông tư số 14/2024/TT-BVHTTDL do Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng ký, quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích.
Sáng 19/11, tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum phối hợp Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể và triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa người Xơ Đăng và người Jrai” trong hành trình du lịch di sản Kon Tum-Gia Lai.
Tối 7/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội với với sự góp mặt của đông đảo các nghệ sĩ, nhà làm phim, nhà sản xuất, khách mời trong nước và quốc tế, cùng công chúng yêu điện ảnh của Hà Nội.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.
Tối 15/10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, đã diễn ra lễ bế mạc, tổng kết và trao thưởng "Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024" đợt 2.
Lần đầu tiên, cuộc thi tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được phát động thi tìm hiểu trực tuyến theo từng tuần. Cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Để có thể vươn tầm châu lục và thế giới, trước hết, thể thao Việt Nam phải quyết tâm loại bỏ các tiêu cực, tồn tại, hạn chế. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã khẳng định, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Còn về việc nâng cao chất lượng và thành tích của thể thao nước nhà, người đứng đầu ngành cũng như các chuyên gia cho rằng, cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp và một chiến lược bài bản mang tính lâu dài…
Để cạnh tranh tại những đấu trường thể thao quốc tế đầy khắc nghiệt, ngoài việc làm trong sạch nội bộ và loại bỏ tiêu cực, các quốc gia cần những phương pháp như kết hợp giữa đầu tư chính phủ, sự hợp tác cùng khu vực tư nhân và quá trình đào tạo từ gốc tới ngọn dành cho vận động viên. Minh chứng tại các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Philippines đã thể hiện rõ nét phương hướng đúng đắn nêu trên.
Sáng 5/10 theo giờ Paris, tại Grand Palais, Paris, Pháp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã có buổi hội kiến với Bộ trưởng Văn hóa, Cộng hòa Pháp - bà Rachida Dati và ký Chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2024-2028 giữa hai bộ.
Cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bước đầu đã có những xử lý về mặt hành chính đối với những bất cập trong ngành thể thao như Báo Nhân Dân đã nêu trong bài 1. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những vướng mắc, hạn chế trong quy định, chính sách hiện hành cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tiêu cực, đồng thời là trở ngại lớn cho sự phát triển của thể thao Việt Nam.
Vụ vận động viên thành tích cao tố cáo huấn luyện viên bớt xén tiền thưởng, khẩu phần ăn đã được đưa ra chất vấn tại nghị trường Quốc hội. Bên cạnh đó, sự việc nữ cơ thủ Billiards & Snooker Nguyễn Hoàng Yến Nhi phản ánh tự bỏ tiền túi đi thi đấu quốc tế cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người yêu mến thể thao nước nhà. Vậy, đó là những sự việc “cá biệt” hay nó phản ánh một thực trạng “nhức nhối” không nhỏ đang tồn tại trong ngành thể thao Việt Nam?
Chiều 3/10, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý III, triển khai nhiệm vụ công tác quý IV, giới thiệu nhiều hoạt động trọng tâm từ nay đến cuối năm và công tác chuẩn bị hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc trong năm 2025.
Ngày 25/9 (giờ địa phương), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Chương trình xúc tiến du lịch- điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California.
Sáng 28/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi thuyết trình lan tỏa nội dung “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc” trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam tại Quảng Trị (1954-2024), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Bản hùng ca bất diệt”, dự kiến diễn ra tối 11/8 tại thị xã Quảng Trị.
Theo thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, trong đó có nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, chặt chẽ và khoa học hơn.
Thời gian qua, nhiều sản phẩm du lịch đêm đã tạo ấn tượng tốt đối với du khách trong và ngoài nước như: chương trình nghệ thuật thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ ở Hà Nội, tour đêm phố cổ Hoa Lư ở Ninh Bình, tour Quận 1 - Sắc màu đêm ở thành phố Hồ Chí Minh… Hiệu quả mà các sản phẩm này mang lại cho thấy tiềm năng của việc khai thác các hoạt động du lịch đêm ở Việt Nam.
Tại Quyết định số 1375/QĐ-BTCGBC do Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký, Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ 2 so với lần thứ 1 được tổ chức năm 2023 có nhiều điểm mới.
Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa có các văn bản đề nghị một số địa phương có lễ hội lớn, trọng điểm cần giám sát chặt chẽ đối với lễ hội tập trung đông người.
Những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc của chính quyền các cấp và những tổ chức, cá nhân yêu di sản trong nước và ngoài nước, một số cổ vật quý bị mất hoặc vì những lý do lịch sử bị mang ra khỏi nước ta, đã được đưa về Việt Nam. Gần đây nhất, khi ấn “Hoàng đế chi bảo” của vương triều Nguyễn xuất hiện trong danh sách phiên đấu giá tại Pháp, vấn đề đưa cổ vật lưu lạc về cố hương để bảo quản, phát huy giá trị mới thật sự được cộng đồng quan tâm. Câu chuyện này cũng gióng lên hồi chuông về việc cần thiết phải có một chiến lược tổng thể để hồi hương cổ vật.