Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương khám cho bệnh nhân Mạnh.

Bác sĩ hồi sinh nhờ lá phổi hiến của người bệnh chết não

“Lần thứ 2 được sống, bắt buộc mình phải sống chậm lại, thấy giá trị của sự sống hơn. Chậm lại để cảm nhận từng chút một hơi thở cuộc sống”, Mạnh cười hiền khô. Nhìn Mạnh, không ai biết 6 tháng trước chàng bác sĩ trẻ này phải thường trực đeo bình oxy mini để sống và giờ đã lật trang mới cuộc đời khi có được hơi thở khỏe mạnh nhờ lá phổi hiến tặng của bệnh nhân sau khi qua đời do tai nạn giao thông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với cán bộ, y sĩ, bác sĩ và nhân viên y tế Bệnh viện Phổi Trung ương. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Phổi Trung ương đang ứng trực Tết

Chiều 27/1 (tức 28 Tết), tại Hà Nội, trong không khí náo nức đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà, động viên đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Phổi Trung ương đang ứng trực những ngày Tết.
Các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện E tiến hành ghép phổi cho bác sĩ Đặng Thái Mạnh.

Quyết tâm tới cùng để lá phổi mới thích ứng trong cơ thể người bệnh

"Có những khoảnh khắc, em đã nản chí", Mạnh - người sở hữu lá phổi mới trong cơ thể, nói. Nhưng Mạnh biết, mình không thể lùi một bước nào, không được phụ công sức của đội ngũ thầy thuốc đã giành giật sự sống cho mình trong suốt những ngày tháng qua, từ 16 tiếng ghép phổi, cho tới hành trình hồi sức tưởng chừng đi vào ngõ cụt. 
Ban lãnh đạo bệnh viện chúc mừng bệnh nhân ghép phổi.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của những bệnh nhân sau ghép phổi

“Mấy tháng sau ghép phổi, tôi mới được nhìn vợ qua cuộc gọi video. Cô ấy chưa nói được gì, chỉ chảy nước mắt vẫy tay, cả gia đình cũng không cầm được nước mắt”, anh Nguyễn Minh Hạnh xúc động nói, nhìn vợ Trịnh Thị Hiền đang dần bình phục. Hai bệnh nhân được ghép tạng trước đó là ông Nguyễn Xuân Toại và em Nguyễn Anh Thư cũng mừng mừng, tủi tủi chúc mừng gia đình anh Hạnh.
Các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương chúc mừng bệnh nhân xuất viện.

Nữ sinh ghép phổi xuất viện: "Cảm ơn các thầy thuốc đã yêu thương em như người thân"

50 ngày sau khi nhận lá phổi hiến, Phạm Anh Thư chính thức được xuất viện với niềm hạnh phúc lớn lao của cả gia đình em. Trong buổi chia tay nơi đã mang lại cuộc đời mới cho mình, nữ sinh 21 tuổi không kìm được nước mắt, nghẹn ngào nói: “Em hứa sẽ cố gắng thật tốt và xin được gửi lời cảm ơn các thầy thuốc đã yêu thương em như người thân ruột thịt trong nhà”.
Khám và điều trị cho người mắc bệnh lao tại Bệnh viện Phổi trung ương.

Chung sức để chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao (24/3), Việt Nam đưa ra chủ đề là "Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao", như một lời hồi đáp, khẳng định những nỗ lực, quyết tâm, khát vọng ở mức cao nhất trong công tác phòng chống lao; đồng thời khẳng định mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam là hoàn toàn có thể.
Cô gái hồi sinh sau ca ghép chiều 30 Tết.

Phép màu chiều 30 Tết cho cô gái mắc bệnh phổi giai đoạn cuối

28 Tết, cô gái 21 tuổi được cho xuất viện về Bắc Kạn, không còn nhiều hy vọng vì căn bệnh phổi giai đoạn cuối khiến cô suy kiệt. Nhưng phép màu đã đến với cô bé vào đúng ngày 30 Tết khi có tạng hiến phù hợp. Trải qua cuộc đại phẫu lớn nhất trong đời, nhận hai lá phổi hiến từ người khác, cô gái 21 tuổi bật khóc vì hạnh phúc được sống cuộc đời mới trong ngày đầu xuân Giáp Thìn.
Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ về những thách thức trong tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả phòng, chống bệnh lao tại các trại giam

Số lượng đối tượng mắc bệnh lao, lao/HIV hằng năm được phát hiện thu dung điều trị tại trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng vào khoảng 2.000 phạm nhân. Trong khi trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các trại giam chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đây là nguy cơ khiến bệnh lao có thể lây lan, khó khống chế dịch bệnh.
Hai chuyên gia Nhật Bản chia sẻ nhiều kỹ thuật mới tại hội thảo. (Ảnh: T.H)

Việt Nam tiếp nhận kỹ thuật đỉnh cao trong phẫu thuật nội soi lồng ngực, tạo hình phế quản

Mắc u thùy dưới phổi trái, chị H.T.D (49 tuổi) đối diện với một ca phẫu thuật có thể phải cắt toàn bộ lá phổi trái. Thế nhưng bằng kỹ thuật lần đầu tiên được chuyển giao tại Việt Nam, chị T. chỉ cắt thùy dưới phổi trái và được tạo hình phế quản, mạch máu ngay trong phẫu thuật.