Thương hiệu cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã trở thành mặt hàng nông sản nổi tiếng trên thị trường toàn quốc. Từ năm 2023 cam Cao Phong đã được xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển thương hiệu cam Cao Phong bền vững, chính quyền huyện Cao Phong cùng người dân trồng cam và Hợp tác xã 3T Farm nông sản Cao Phong triển khai kết hợp mô hình sản xuất cam gắn với du lịch trải nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả đối với một số nhà vườn tại huyện Cao Phong.
Thông qua hợp tác với Đại học Công nghệ Nanyang, TTC AgriS thành lập Trung tâm R&D tại Singapore, dự kiến đi vào vận hành vào cuối tháng 6/2025. Trung tâm này không chỉ đóng vai trò nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mà còn là điểm giao thoa giữa tri thức khoa học và thực tiễn ứng dụng, giúp TTC AgriS khai thác tiềm năng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Artech và FoodTech, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa thương hiệu nông sản Việt Nam vươn xa trên bản đồ thế giới.
Đối với mỗi người dân đất thành Nam, các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức của mỗi người với bao niềm thương nhớ. Chính vì vậy, thương hiệu cho mỗi sản phẩm OCOP không chỉ được hình thành bởi chất lượng sản phẩm mà còn bằng câu chuyện, bằng những nỗi niềm thương nhớ đằng sau… Câu chuyện của hạt gạo nếp thơm Nghĩa Bình – xã Nghĩa Bình – huyện Nghĩa Hưng – Nam Định là một trong những câu chuyện như vậy.
Theo quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Chư Păh được xác định sẽ phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp; vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm riêng của huyện.
Nắm bắt quy luật của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng trong dịp Tết, các cơ sở sản xuất nông sản ở Hà Tĩnh đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất, quảng bá thương hiệu để tăng doanh thu, giá trị kinh tế trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Với đặc điểm địa chất, tập quán canh tác và nhiều loại nông sản có giá trị, Bắc Kạn có tiềm năng sản xuất, chế biến ra nông sản sạch, ngon, phù hợp thị hiếu của người dân các đô thị lớn. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã đồng hành với nông dân trong xây dựng thương hiệu nông sản để quảng bá và vươn ra các thị trường lớn hơn.
Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An cho biết, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tập trung thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ địa phương, lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu để đầu tư xác lập bảo hộ và phát triển thương hiệu sản phẩm Nghệ An.
Với ưu thế nằm cạnh rú Lịnh – "lá phổi xanh" của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, người dân xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh đã phát triển, mở rộng nghề nuôi ong lấy mật truyền thống. Không chỉ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi ong lấy mật, Hợp tác xã nông sản xanh Vĩnh Hòa còn nỗ lực xây dựng thương hiệu mật ong Rú Lịnh, phát triển và mở rộng các kênh phân phối cho sản phẩm truyền thống của địa phương.
150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.
Ngày 4/11/2024, Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC AgriS, HOSE: SBT) lần thứ 9 đạt chứng nhận Thương hiệu Quốc gia 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng tiếp theo trong hành trình nâng cao vị thế nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thời gian qua, tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều start-up đã lựa chọn con đường khởi nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản có sẵn tại địa phương. Các sản phẩm này phần lớn được khách hàng đón nhận. Tuy nhiên, để phát triển thương hiệu bền vững, cần được sự hỗ trợ từ nhiều cấp, ngành.
Thời gian qua, tình trạng xâm phạm thương hiệu nông sản Việt nói chung và Đà Lạt vẫn còn diễn ra, với những hoạt động ngày càng phức tạp, tinh vi hơn. Trước thực tế đó, vấn đề bảo vệ thương hiệu nông sản Việt và Đà Lạt đặt ra nhiều thách thức cần được nhìn nhận một cách thấu đáo.
Thời gian qua, công nghiệp chế biến nông, thủy sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp và trong cơ cấu kinh tế chung của nhiều địa phương ở Tây Nam Bộ. Tuy vậy, bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của không ít doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần sớm tháo gỡ.
Từ khi thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, cơ chế về phát triển nông nghiệp hàng hóa, Bắc Kạn đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chế biến có quy mô. Đây là cơ sở để địa phương tiến thêm một bước, đưa các vùng sản xuất tập trung thành làng nghề nhằm “định vị” thương hiệu chế biến nông sản gắn với phát triển du lịch.
"Ai qua Quán Cháo, Đồng Giao/Má hồng để lại xanh xao mang về"... Nếu chỉ nhìn vào những ngôi nhà xây kiểu mới, hiện đại, kiểu cách, nổi bật trên nền xanh của những cánh đồng dứa ngút ngàn, nhìn vào diện mạo trù phú của thành phố Tam Điệp, Ninh Bình hôm nay và sự trưởng thành, lớn mạnh của Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) bây giờ, sẽ ít người hình dung được nơi đây (nông trường Đồng Giao khi xưa) đã có một thời gian khó, “rừng thiêng nước độc” như trong câu ca trên. Mạch nguồn sức mạnh nào đã làm nên sự đổi thay kỳ diệu của vùng đất này, làm nên sự phát triển bền vững từ một nông trường quốc doanh đầu tiên của miền bắc xã hội chủ nghĩa đến Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), một thương hiệu lớn trong ngành chế biến và xuất khẩu nông sản hiện nay?
Mở rộng liên kết sản xuất, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, tiêu thụ các sản phẩm OCOP đặc trưng… là hướng đi được nhiều nông dân ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang lựa chọn; qua đó, đã giúp đa dạng hóa nông sản, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao đời sống người dân.
Xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, “chắp cánh” cho nông sản vươn xa ra thị trường trong nước, quốc tế. Hiện, tỉnh Ninh Bình triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, ban hành cơ chế, chính sách, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. Qua đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 53,01 tỷ USD với 6 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD, gồm: rau quả, gạo, tôm, hạt điều, cà-phê, gỗ và sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có lô-gô, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Dù đã có việc làm ổn định tại Hà Nội nhưng Lưu Thị Hòa vẫn quyết trở về quê hương Đồng Văn (Hà Giang) để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Với sự nhạy bén của tuổi trẻ, tâm huyết với nông nghiệp vùng cao, cô gái trẻ người Cờ Lao đã xây dựng thành công một số thương hiệu nông sản nổi bật; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp tăng cường hiệu quả, giảm chi phí sản xuất cho người nông dân mà còn góp phần xây dựng thành công thương hiệu nông sản Việt. Ðây cũng được xem là “chìa khóa” để nông nghiệp phát triển bền vững.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông, thủy sản luôn được quan tâm bởi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng mà còn liên quan, tác động đến hiệu quả sản xuất và thương hiệu sản phẩm. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông sản, thủy sản luôn được các doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân ở tỉnh Quảng Bình chú trọng thực hiện, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông thôn theo hướng khai thác và phát huy cao nhất nội lực để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng. Đến nay, các sản phẩm OCOP ở Bình Phước đã và đang từng ngày khẳng định thương hiệu nông sản Bình Phước.
"Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn đang cho rằng, xuất khẩu mới là con đường chủ yếu. Theo tôi, quan điểm này không phải lúc nào cũng đúng. Bài học kinh nghiệm từ ngành nông sản hay thủy sản là minh chứng rõ nét" - đây là quan điểm của PGS, TS Nguyễn Quốc Thịnh, giảng viên cao cấp Bộ môn Quản trị thương hiệu, Trường đại học Thương mại, trong cuộc trao đổi với phóng viên Nhân Dân cuối tuần chung quanh chủ đề thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm trong nước.
Thực hiện chính sách về xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã phối hợp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, giá trị nông sản trên thị trường, tạo đà cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững.
Tuy là quốc gia có các mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới, nhưng nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, không nhiều các đơn vị xây dựng được thương hiệu, tên tuổi trên thị trường nước ngoài. Trong bối cảnh đó, việc Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS, HoSE: SBT) đã xây dựng được thương hiệu, chiếm lĩnh 46% thị phần nội địa và mở rộng 50+ thị trường xuất khẩu toàn cầu, có quy trình khép kín từ nguyên liệu tới sản xuất và tiêu thụ là một thành tích đáng ghi nhận.
Được đánh giá là “hiện tượng nông nghiệp” và trở thành vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền bắc với những dấu ấn nổi bật, tỉnh Sơn La đã tạo ra các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Kết quả khả quan đó do làm tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản.
Sau 5 năm triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tỉnh Đắk Nông đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của địa phương. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh đã và đang khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và thế giới, tạo sức lan tỏa lớn, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm nông sản Đắk Nông.
Chính những mô hình nông nghiệp công nghệ cao do các doanh nghiệp trong và ngoài ngành tham gia đầu tư đang góp phần quan trọng để đưa thương hiệu nông sản Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó, sẽ có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam gia tăng khả năng chi phối thị trường thế giới.
Ngày 5/10, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Công ty TNHH AEON Việt Nam tổ chức khai mạc Chương trình “Triển lãm sản phẩm Doanh nghiệp Việt Nam và Hội nghị kết nối Doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa vào chuỗi siêu thị AEON năm 2023”.
Việc xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa đã khó, xây dựng thương hiệu tại thị trường lớn như EU còn khó khăn hơn. Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu là vô cùng quan trọng.