Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Nam Định chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết, nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy quyết tâm chính trị, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy đến hành động trong toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Năm 2025, với vai trò là trung tâm thông tin quốc gia, chịu trách nhiệm cung cấp các nền tảng hạ tầng, dịch vụ thiết yếu, tài nguyên internet tại Việt Nam, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) được ICANN mời thực hiện vai trò đơn vị đăng cai cho Diễn đàn APAC DNS Forum 2025, thể hiện sự ghi nhận những đóng góp tích cực, hiệu quả của VNNIC trong cộng đồng Internet châu Á-Thái Bình Dương, khẳng định vị thế quốc gia trong khu vực và thế giới.
Tại Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia: Nhân lực thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, các diễn giả cùng đồng thuận đào tạo một nguồn nhân lực mới - có thể gọi là “kỹ sư 57”. Ông Trương Gia Bình cho biết, thế hệ "kỹ sư 57" sẽ là lực lượng nhân lực thế hệ mới phụng sự chiến lược phát triển mới của đất nước, giúp triển khai “bộ tứ chiến lược”, hiện thực hóa các mục tiêu lớn.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, dữ liệu ngày càng khẳng định vai trò là nguồn tài nguyên chiến lược, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tại Việt Nam, kinh tế dữ liệu đang từng bước hình thành, tuy nhiên phần lớn dữ liệu hiện vẫn được thu thập rời rạc, thiếu liên kết và chưa được khai thác hiệu quả.
Ngày 7/5/ tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới”. Hội thảo do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.
Đại diện 5 học viện, đại học và trường đại học gồm: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Kỹ thuật mật mã; Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường đại học FPT đã tham gia ký kết thành lập Liên minh Nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW.
Ngày 7/5, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Đô thị thông minh châu Á (Smart City Asia 2025).
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án). Đề án đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng.
Một rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp là “điểm nghẽn” về thể chế, chính sách. Kịp thời bãi bỏ những quy định lỗi thời, tạo hành lang pháp lý thông thoáng giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, bứt phá trong nền kinh tế số là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, ngày 6/5, các đại biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của các dự án Luật Nhà giáo, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần tăng cường hơn nữa các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ tài chính và khuyến khích đặt hàng doanh nghiệp cũng như phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Sáng 6/5, “Ngày hội AI” đã khai mạc tại tỉnh Điện Biên với nhiều hoạt động đa dạng, nhằm lan tỏa việc ứng dụng công nghệ vào trong các lĩnh vực của đời sống.
Theo ADB, số hóa có thể là một công cụ mạnh mẽ giúp giảm bất bình đẳng kinh tế dai dẳng ở châu Á và Thái Bình Dương, nhưng để khai thác tiềm năng số hóa, các chính phủ cần thu hẹp "khoảng cách số", bao gồm khoảng cách về cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận và kỹ năng.
Việc làm chủ hoàn toàn về công nghệ và sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực blockchain không chỉ giúp Việt Nam chủ động ứng dụng công nghệ vào tiến trình phát triển nền kinh tế số, xã hội số, tương lai số mà còn củng cố chủ quyền quốc gia về dữ liệu, an ninh thông tin và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sáng 6/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số cho người dân sử dụng các thiết bị thông minh, tiếp cận dịch vụ số thiết yếu và tham gia một cách an toàn, hiệu quả trên không gian mạng.
Để đạt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 35% GRDP, thành phố Hải Phòng tăng cường hỗ trợ kết nối các tổ chức, doanh nghiệp với hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ số, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ số mạnh, đóng vai trò là lực lượng sản xuất tiên tiến trong nền kinh tế số...
Tại sự kiện “Ngày hội AI”, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên sẽ phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI” và Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Chiều 5/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức họp báo về Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành nông nghiệp và môi trường.
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân (thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công) cho Thủ tướng Chính phủ.
Chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu tất yếu để hiện đại hóa nền hành chính quốc gia. Việc chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính cần được triển khai quyết liệt, linh hoạt và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm nhằm tạo động lực phát triển bền vững.
Mục đích của việc xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh, an toàn quốc gia; đồng thời đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cùng hai Sở Khoa học và Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh vừa ký kế hoạch liên tịch phối hợp tổ chức vận hành các hệ thống thông tin của ba địa phương sau khi sáp nhập.
Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, đóng góp quan trọng vào phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước là công nghệ MET, không chỉ được đánh giá là đột phá mà còn được xem như “người gác cổng” nguồn nước.
Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, doanh nghiệp và cơ quan chức năng cần nhận thức đúng đắn và tích cực tham gia vào quá trình này để đạt hiệu quả cao.
Trung tâm đổi mới sáng tạo CT Innovation Hub vừa khai trương tại Thành phố Hồ Chí Minh được kì vọng là nơi ươm mầm, thúc đẩy các ngành công nghệ mới, là những lĩnh vực ưu tiên theo Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia không chỉ khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng ta mà còn phát huy vai trò, trách nhiệm, trí tuệ của đội ngũ trí thức trong việc triển khai, áp dụng chủ trương, giải pháp thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào cuộc sống.
Thực hiện Chương trình số 07 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”, Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2025, chiều 29/4, Thành đoàn Hà Nội chính thức phát động "Cuộc thi Thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu" năm 2025.
Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đề ra mục tiêu đến năm 2030, quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị...
Trong kỷ nguyên số, các doanh nghiệp tư nhân đang đứng trước thách thức lớn trong việc đổi mới công nghệ và tăng trưởng bền vững. Việc tận dụng nguồn lực dùng chung để phát triển khoa học, công nghệ có thể là chìa khóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng cường năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, để giải pháp này trở thành hiện thực, cần có chính sách hỗ trợ hiệu quả và cơ chế hợp tác linh hoạt giữa doanh nghiệp và các bên liên quan.