Tìm kiếm từ khóa

162 KẾT QUẢ ĐƯỢC TÌM THẤY

Du khách trải nghiệm hái chè Shan tuyết tại xã Gia Hội, huyện Văn Chấn, Yên Bái. (Ảnh nhandan.vn)

Tạo dấu ấn xuất khẩu cho chè Việt Nam

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, hiện Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè và bằng 55% giá chè xuất khẩu bình quân của Ấn Độ và Sri Lanka. Vì thế, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo ra dấu ấn mới trong xuất khẩu đang là thách thức đối với ngành chè Việt Nam.
Nông dân xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội thu hoạch chè. (Ảnh: Hiền Thu)

Nâng cao giá trị cây chè Ba Trại

Cây chè bén duyên với mảnh đất Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã cả trăm năm nay. Từ cây xóa đói giảm nghèo, cây chè trở thành cây trồng chủ lực, cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, việc kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao giá trị cho cây chè Ba Trại.
Hiện nay diện tích trồng chè của huyện Hải Hà là 800ha.

Nâng cao giá trị sản phẩm chè Hải Hà

Là địa phương duy nhất của tỉnh Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng cho thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp phát triển trồng cây chè với nhiều loại chè có chất lượng ngon, nổi tiếng, vì vậy những năm qua, huyện Hải Hà đã nỗ lực đưa cây chè trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chè và hướng tới sản xuất chè bền vững, đưa thương hiệu chè Hải Hà vươn xa đến với mọi người.
Người dân tỉnh Đắk Nông thu hoạch hồ tiêu.

Bài 1: Ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất

Hiện nay, nhiều vùng, địa phương trên cả nước có điều kiện đất đai, khí hậu để phát triển cây công nghiệp chủ lực như: Cà-phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu và dừa. Những năm qua, các loại cây công nghiệp chủ lực giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Ảnh minh họa.

Diện tích trồng cây công nghiệp chủ lực đạt tới 2,3 triệu ha vào năm 2030

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030, diện tích cây công nghiệp chủ lực (cà-phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, dừa) cả nước đạt từ 2,1 đến 2,3 triệu héc-ta.
Vững tay lái, chắc tay chèo vượt sóng cả

Vững tay lái, chắc tay chèo vượt sóng cả

Với một nền kinh tế có quy mô còn vừa phải, độ mở lớn, những diễn biến khó đoán định của tình hình thế giới chính là phép thử đo lường sức chống chịu và khả năng thích ứng của Việt Nam. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, lúc khó khăn cũng là lúc chúng ta chứng tỏ bản lĩnh, trí tuệ, biến nguy thành cơ, chèo lái con tàu vượt “cơn gió ngược” thành công.
Người dân xã Tân Hội, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng chăm sóc cây hồ tiêu. (Ảnh TRẦN VIỆT)

Thách thức xuất khẩu sản phẩm từ cây công nghiệp

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản đạt khoảng 25 tỷ USD trên tổng số hơn 53 tỷ USD xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước. Ðóng góp vào kết quả này có sự duy trì và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm từ cây công nghiệp, như: cà-phê, điều, tiêu, chè, cao-su... Trong đó, hai sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD, là cà-phê 4,18 tỷ USD, tăng 3,1% và hạt điều 3,63 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2022.
Nâng cao chất lượng sản phẩm chè

Nâng cao chất lượng sản phẩm chè

Nhiều địa phương vùng trung du và miền núi phía bắc đang khuyến khích, vận động nhân dân sản xuất theo hướng liên kết và xây dựng thương hiệu. Bởi khi cây chè khẳng định được thương hiệu và có liên kết, người sản xuất sẽ tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, giá bán ổn định và cao hơn, từ đó nâng cao giá trị loại cây trồng này.

Du khách trải nghiệm hái chè Shan tuyết tại xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Nâng cao chất lượng, sản phẩm chè

Chè là một trong những loại cây công nghiệp phát triển ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động và mang lại hiệu quả kinh tế tốt đối với nhân dân ở các địa phương vùng trung du và miền núi phía bắc. Hiện nay, nông dân đang đưa nhiều giống mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Nhiều mặt hàng nổi bật, đặc trưng của tỉnh Quảng Trị được giới thiệu tại Ngày hội. (Ảnh: NHẬT QUANG)

Mang đặc sản Quảng Trị ra Thủ đô Hà Nội

Bánh bột lọc, tinh bột nghệ, gà Cùa, cao chè vằng và cà gai leo… là những mặt hàng nổi bật được giới thiệu trong Ngày hội Sản phẩm Quảng Trị tại Hà Nội năm 2023. Sự kiện được tổ chức nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực của mảnh đất này đến với người dân Thủ đô, kết hợp hài hòa giữa xúc tiến thương mại với phát triển du lịch và đầu tư vào tỉnh Quảng Trị.
Ảnh minh họa.

Phát huy tiềm năng, lợi thế cây chè

Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Vì vậy, nhiều địa phương đang ưu tiên sản xuất chè theo hướng hữu cơ; ứng dụng chuyển đổi số, phát triển hạ tầng logistics để kết nối giữa sản xuất, chế biến, bảo quản và phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm chè
Một mô hình gắn nghề chè với phát triển du lịch trải nghiệm, sinh thái ở Thái Nguyên.

Nâng cao giá trị và thương hiệu trà Thái Nguyên

Với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, kỹ thuật trồng, chế biến của người dân, những năm qua, nghề trồng, chế biến trà ở Thái Nguyên đã phát triển mạnh mẽ, làm nên thương hiệu “Đệ nhất danh trà Thái Nguyên”, được người tiêu dùng ưa chuộng, mang lại doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến chè còn hạn chế; diện tích chè hữu cơ còn thấp; thu hút doanh nghiệp đầu tư trồng, chế biến chè còn gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trao quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương”.

Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 5/4, tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) công bố quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương”. Đây là sự kiện ý nghĩa đối với người dân, góp phần quảng bá chè đặc sản Tân Cương để phát triển kinh tế.
Nhiều sản phẩm chè được trưng bày bên lề hội nghị.

Nâng cao giá trị và thương hiệu chè Thái Nguyên

Ngày 23/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nâng cao giá trị và thương hiệu chè Thái Nguyên, với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, cùng các địa phương trong tỉnh, nhiều nhà khoa học nông nghiệp, hiệp hội chè, hợp tác xã, người trồng, chế biến, tiêu thụ chè.
Công nhân Công ty Cổ phần Nông nghiệp RYB (Hòa Bình) đóng gói bưởi Diễn trước khi chuyển lên xe xuất khẩu sang Anh. (Ảnh: Trần Hảo)

Nông nghiệp vững "tay chèo" vượt qua "sóng cả"

Năm 2022, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất luôn ở mức cao; thị trường quốc tế diễn biến phức tạp bởi tác động của xung đột Nga-Ukraine; chính sách của một số nước bảo vệ sản xuất trong nước; hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu được dựng lên ngày càng nhiều... Tuy nhiên, vượt qua các thách thức đó, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2022 vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng, là điểm sáng của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.
Lễ khai mạc Lớp tập huấn ngành chè cổ thụ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Triển khai hiệu quả ngoại giao kinh tế thông qua thúc đẩy hợp tác ngành chè Việt Nam-Trung Quốc

Ngày 26/9, khóa tập huấn ngành chè cổ thụ giữa các tỉnh miền bắc Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc do Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh và Sở Nông nghiệp và Nông thôn, Sở Ngoại vụ tỉnh Vân Nam đồng chủ trì, đã khai giảng tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Vùng chè đặc sản Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) thu hút nhiều du khách tham quan.

Thái Nguyên bảo vệ đất trồng chè

Thái Nguyên là tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu nhập trên một ha đất trồng chè. Về chất lượng, được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”. Tuy nhiên, do có nhiều công trình, dự án phát triển hạ tầng, công nghiệp, du lịch, phát triển dân cư... nên diện tích trồng chè có nguy cơ giảm. Trước tình hình đó, tỉnh chỉ đạo các địa phương bảo vệ diện tích đất trồng chè.

Một góc đồi chè Sông Cầu.

Bài 3: Hồi sinh một vùng chè huyền thoại

Nhắc đến cây chè xứ Thái là nhắc đến vùng đất Tân Cương của huyện Đại Từ. Thế nhưng ít ai biết, Thái Nguyên của hơn nửa thế kỷ trước còn có một vùng chè nức danh không kém: Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Đất Sông Cầu, nhà máy chè Sông Cầu đã có quãng thời gian đáng tự hào khi xuất khẩu loại nông sản đặc biệt này đến nhiều quốc gia trên thế giới trước khi phải hoạt động cầm chừng rồi đóng cửa cả nhà máy lẫn một vùng nguyên liệu mênh mông. Mấy mươi năm sau, chính những người con của Sông Cầu đã làm nên kỳ tích - hồi sinh và ghi danh “chè Sông Cầu vào “bản đồ cây chè” Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh và chống dịch tại Công ty TNHH Saigon Stec, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương). Ảnh: NHẬT BẮC

Chèo lái kinh tế đất nước vượt qua dông bão

Sau hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 5 năm vừa qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo dấu ấn nổi bật, thế và lực của đất nước ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

back to top