Trước tình hình thời tiết nắng nóng, nguy cơ phát sinh bệnh dại rất cao, các địa phương tỉnh Gia Lai đang khẩn trương tiêm phòng vaccine bệnh dại trên đàn chó, mèo.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè, tại các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn, trong đó có trường hợp bé gái 5 tuổi ở Hà Nội, bị chó nhà nặng hơn 20kg tấn công. Các ca bệnh này tiếp tục cảnh báo về sự chủ quan trong quản lý vật nuôi và xử trí sau tai nạn.
Chủ quan khi bị chó, mèo cào, cắn không đi tiêm vaccine, nhiều người phải trả giá bằng tính mạng khi phát bệnh dại. Bác sĩ khuyến cáo, cách phòng ngừa bệnh dại duy nhất hiện nay là tiêm vaccine dại ngay sau khi bị động vật cắn hoặc cào, kể cả vật nuôi.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 6 ổ dịch bệnh dại trên động vật tại 4 huyện Cư Kuin, Cư M’gar, Krông Năng, Lắk với số chó chết và tiêu hủy bắt buộc là 10 con. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã có 2 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại 2 huyện Krông Ana và M’Đrắk.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận một cháu bé tám tuổi bị chó cắn phải nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm tại tai phải, da đầu, xây xát da nhiều vị trí. Các bác sĩ đã triển khai vi phẫu để khâu nối bảo tồn vành tai cho cháu bé.
Ngày 6/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại xảy ra tại huyện Krông Ana. Đây là trường hợp tử vong nghi do dại đầu tiên trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 2/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thành lập ngay các đoàn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng-chống bệnh dại tại các địa phương; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những địa phương còn chủ quan, lơ là để chỉ đạo, xử lý và chấn chỉnh kịp thời.
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang bùng nổ cả về quy mô và số lượng, việc phòng ngừa dịch bệnh thông qua vaccine không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại về kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong việc giảm sử dụng kháng sinh, đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ kháng kháng sinh - một vấn đề cấp bách của ngành y tế và thú y toàn cầu.
Ngày 27/12, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, địa bàn vừa có 2 người đàn ông tử vong do bệnh dại. Đây là các trường hợp bị chó cắn từ trước đó nhưng không đi tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng bệnh dại.
Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.
Với những nỗ lực và tiến bộ trong việc cải thiện phúc lợi động vật, Việt Nam có thể tạo ra một môi trường du lịch bền vững và thân thiện, góp phần nâng cao giá trị du lịch và bảo vệ động vật, đồng thời củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.
Tại thành phố Việt Trì từ đầu năm đến nay xuất hiện ba ổ dịch ở phường Dữu Lâu, xã Kim Ðức và xã Phượng Lâu gây tâm lý hoang mang cho người dân. Ngay sau khi phát hiện các ổ dịch, thành phố đã khoanh vùng, đồng thời tiến hành tiêm vắc-xin phòng dại cho tất cả đàn chó trên địa bàn các xã, phường nêu trên.
Do đặc điểm về địa lý, văn hóa, xã hội, tập quán sinh hoạt của người dân, một số bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, chân tay miệng, rubella…, nhất là bệnh dại, liên cầu khuẩn vẫn đang lưu hành. Thời gian vừa qua, hệ thống y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm, không để bùng phát thành dịch; tuyên truyền, vận động phòng, chống dịch bệnh.
Tình trạng người nuôi thả rông chó, mèo đã và đang gây nhiều hệ lụy không mong muốn. Tại Cà Mau, số vật nuôi này là hơn 133.000 con nhưng phần lớn chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.
Ngày 31/10, lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, tại địa phương vừa ghi 1 trường hợp mắc bệnh dại do chó cắn dẫn đến tử vong. Nạn nhân là cháu Nguyễn Hữu Th. (sinh năm 2017, ở khối Thanh Quýt 4, phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn).
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, Công ty cổ phần y tế Đức Minh (Hà Nội) tài trợ 500 liều vaccine phòng bệnh dại (Abhayrab) để giúp người dân các xã đặc biệt khó khăn bị phơi nhiễm với động vật nghi dại được tiếp cận vaccine miễn phí cho tỉnh Gia Lai.
Tính luôn 2 ổ dịch vừa phát hiện tại huyện Phú Tân và thành phố Cà Mau thì đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã ghi nhận đến 7 ổ dịch bệnh dại trên địa bàn 6 xã thuộc 5 đơn vị cấp huyện.
Ngày 16/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhân tử vong do mắc bệnh dại tại huyện Cư M’gar. Đây là trường hợp tử vong thứ sáu do bệnh dại tính từ đầu năm đến nay.
Gần đây, người dân thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang bị chó mèo cắn đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh An Giang tiêm ngừa huyết thanh kháng dại thì nơi đây cho biết đã hết thuốc.
Ngày 14/8, Trung tâm Y tế huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho biết, trên địa bàn có 11 người vừa bị chó dại cắn. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 24 ổ dịch dại trên chó, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Gia Lai xác nhận, ngày 8/8, tại huyện Đăk Đoa có một trường hợp tử vong do bệnh dại. Nạn nhân là anh D (sinh năm 1973), cư trú tại thôn O Đất, xã Ia Băng.
Ngày 6/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết: Từ năm 2016-2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 11 trường hợp tử vong do bệnh dại. Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2024, tại huyện Sóc Sơn đã ghi nhận 6 ổ dịch dại trên động vật (chó). Cụ thể, chó dại đã cắn, tiếp xúc 27 người phải điều trị dự phòng, gồm 12 người bị cắn và 15 người tiếp xúc với chó dại (cho chó ăn, chăm sóc chó, giết mổ chó, lấy mẫu chó dại không có bảo hộ).