Tìm kiếm từ khóa

13790 KẾT QUẢ ĐƯỢC TÌM THẤY

Quang cảnh lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” của tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Sáng 9/5, tại thành phố Đồng Hới, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Đây là hoạt động để lan tỏa tri thức số, phổ cập kỹ năng số cho các tầng lớp nhân dân, hướng tới mục tiêu phát triển công dân số toàn diện trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Trưng bày chuyên đề báo chí cách mạng Việt Nam - Một thế kỷ xung trận tại Quảng Bình.

Trưng bày chuyên đề báo chí cách mạng Việt Nam - một thế kỷ xung trận tại Quảng Bình

Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều 8/5, tại thành phố Đồng Hới, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức Trưng bày chuyên đề “Báo chí cách mạng Việt Nam: Một thế kỷ xung trận và tự hào báo chí Quảng Bình”.
Du khách tham quan Khu du lịch Tam Cốc, Ninh Bình. (Ảnh: TRANG ANH)

Định vị thương hiệu từ những điểm đến xanh

Du lịch - ngành kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên không thể đứng ngoài cuộc khi toàn cầu đều gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học... Chuyển đổi xanh trong du lịch giờ không còn là lựa chọn, mà đã trở thành điều kiện bắt buộc nếu muốn phát triển bền vững.
Học viện đào tạo mến khách IBH ở thành phố Đà Nẵng mỗi năm tổ chức hàng trăm khóa đào tạo chuyên sâu cho các đơn vị đối tác. (Ảnh ANH ĐÀO)

Nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển du lịch bền vững

Miền trung với những danh thắng nổi tiếng và bờ biển dài tuyệt đẹp đang dần trở thành tâm điểm du lịch của cả nước. Để du lịch phát triển bền vững, nguồn nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố then chốt. Thời gian qua, các tỉnh, thành phố miền trung đã tập trung vào 3 nội dung cốt lõi: phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và hợp lý hóa cơ cấu nhân lực du lịch. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần giải pháp đột phá để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của ngành du lịch trong thời kỳ hội nhập.
Một buổi tập luyện của Câu lạc bộ tuồng truyền thống Khương Hà, xã Hưng Trạch.

Nơi lưu giữ “viên ngọc quý” của nghệ thuật tuồng cổ

Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Tuồng Bội (xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng, minh chứng cho giá trị và sức sống bền bỉ của loại hình nghệ thuật này trong kho tàng văn hóa dân gian truyền thống dân tộc và đời sống tinh thần của người dân Quảng Bình.
Gia đình nhà báo, liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng trao tặng 2 bức ảnh tư liệu quý về Đại đội pháo binh Ngư Thủy cho các O nữ pháo thủ năm xưa.

Quảng Bình: Các nữ cựu pháo binh Ngư Thủy được tặng ảnh tư liệu lịch sử về chính Đại đội của mình

Chiều 3/5, tại xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, gia đình nhà báo chiến trường, nghệ sĩ nhiếp ảnh, liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng ở Thủ đô Hà Nội đến trao tặng những bức ảnh lịch sử về Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy được thực hiện trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Tác phẩm "Quảng Trị 1972", chất liệu sơn mài.

Họa sĩ Phạm Ngọc Liệu: Một thời chiến đấu và ký họa

Trong nhiều tác phẩm xuất sắc đang được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật “Bài ca Thống Nhất” mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, có 10 tác phẩm của họa sĩ Phạm Ngọc Liệu. Gia tài quý giá ấy được ông vẽ trên mảnh đất Vĩnh Linh, Quảng Trị anh hùng trong những năm tháng kháng chiến ác liệt chống đế quốc Mỹ.
Hội An là điểm đến ghi nhận đông đảo lượng khách tham quan, trải nghiệm trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Quảng Nam ghi nhận lượng du khách tăng vọt dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ, tỉnh Quảng Nam ghi nhận sự tăng vọt về lượng khách đến tham quan và lưu trú. Theo đó, nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ghi nhận đông đảo lượng khách tham quan, trải nghiệm trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tàu tuần tiễu của Tiểu đoàn 100, Trung đoàn 171 bảo vệ cầu Long Biên, tháng 5/1967. (Ảnh tư liệu)

Kỳ 3: Tham gia chống chiến tranh phá hoại miền bắc bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ

Bị thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và mở cuộc leo thang chiến tranh phá hoại miền bắc bằng không quân và hải quân hòng đè bẹp ý chí quyết tâm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Hải quân nhân dân Việt Nam đánh trả máy bay Mỹ bắn phá miền bắc ngày 5/8/1964. (Ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Kỳ 2: Quân chủng Hải quân chiến đấu và xây dựng, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1964-1975)

Trước yêu cầu của tình hình mới, ngày 3/1/1964, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 01/QP-QĐ nâng cấp Cục Hải quân thành Quân chủng Hải quân, Ban chỉ huy Cục thành Bộ Tư lệnh Quân chủng, với nhiệm vụ: “Chỉ huy, lãnh đạo xây dựng Quân chủng Hải quân, đảm nhận nhiệm vụ hoạt động chiến đấu trên không phận, hải phận, bờ biển miền bắc”. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới cả về quy mô tổ chức và sức mạnh chiến đấu của Hải quân, lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền và chiến đấu trên chiến trường sông biển, hải đảo của Tổ quốc.
Một chiếc tàu Không số chuyển vũ khí, đạn dược vào miền nam. Ảnh tư liệu

Nơi xuất phát của chuyến tàu Không số đặc biệt

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quảng Bình có vị trí chiến lược hết sức quan trọng: tuyến đầu của miền bắc Xã hội chủ nghĩa và hậu phương trực tiếp của chiến trường miền nam; là địa bàn trung chuyển chiến lược, chi viện sức người, sức của cho chiến trường... Quảng Bình cũng chính là nơi chuẩn bị và tổ chức chuyến vận tải hàng đầu tiên chi viện chiến trường miền nam bằng đường biển của Tiểu đoàn vận tải thủy 603 - Tập đoàn đánh cá sông Gianh (đóng tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch).
Một số cựu chiến binh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, nay cư trú ở phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên đón nhận ấn phẩm đặc biệt của Báo Nhân Dân.

Cựu chiến binh Thái Nguyên hân hoan với ấn phẩm đặc biệt của Báo Nhân Dân

Sáng 30/4, cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, An toàn khu năm xưa tưng bừng hòa chung khí thế, tự hào với những đóng góp sức người, sức của, góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước nửa thế kỷ trước. Học sinh một số trường, đặc biệt là cựu chiến binh bồi hồi nhớ lại 50 năm trước cùng các cánh quân tiến vào Sài Gòn khi xem ấn phẩm đặc biệt của Báo Nhân Dân phát hành dịp kỷ niệm trọng đại này.
Tròn sứ mệnh đi trước mở đường (Kỳ 1)

Tròn sứ mệnh đi trước mở đường (Kỳ 1)

Những con đường nối liền hậu phương với tiền tuyến trong khói lửa chiến tranh, đến các đại lộ, nhà ga, cảng biển… trải dài bắc-nam hôm nay, luôn gắn với sứ mệnh thiêng liêng. Sau ngày đất nước thống nhất, ngành giao thông vận tải đã “đi trước mở đường”, từng bước kiến tạo hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, làm động lực cho đất nước phát triển.
back to top