Ngày 7/5, tại thị trấn An Châu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang diễn ra Lễ hội bơi chải An Châu và Lễ đón nhận Quyết định công nhận “Lễ hội bơi chải An Châu” là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Ngày 7/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong về kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường.
Sáng 7/5, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng phối hợp Hiệp hội Du lịch Hải Phòng tổ chức Hội thảo về chủ đề "Báo chí tuyên truyền, quảng bá, kết nối di sản văn hóa Hải Phòng - Vùng duyên hải Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng".
Dự án “Điểm đến sinh thái tài năng” sẽ được thí điểm tại 4 quốc gia là Việt Nam, Campuchia, Comoros và Cabo Verde, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững và bảo tồn di sản văn hóa.
Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Tuồng Bội (xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng, minh chứng cho giá trị và sức sống bền bỉ của loại hình nghệ thuật này trong kho tàng văn hóa dân gian truyền thống dân tộc và đời sống tinh thần của người dân Quảng Bình.
Trong số các họa sĩ trẻ hiện nay, hiếm có người chọn con đường đưa “làn gió mới” vào dòng tranh dân gian. Lấy cảm hứng từ các dòng tranh nổi tiếng như Kim Hoàng, Đông Hồ và Hàng Trống, họa sĩ trẻ 9x đã khéo léo tạo nên sự giao thoa độc đáo giữa truyền thống và hiện đại. Những nỗ lực sáng tạo này không chỉ thể hiện cá tính nghệ thuật mà còn góp phần bảo tồn giá trị di sản văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
Khó có thể hình dung một nhóm nghiên cứu di sản văn hóa độc lập lại sở hữu gần 8.000 đầu tư liệu Hán Nôm dạng số hóa. Kho tư liệu đồ sộ đó được “mở” cho bất cứ ai có nhu cầu. Họ cũng lập trang web đưa thông tin, hình ảnh hơn 2.000 ngôi chùa lên mạng. Đó chính là Văn phòng Bảo tồn Di sản Phật giáo Đại Dương Sùng Phúc tự (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Trong bối cảnh công tác bảo tồn di sản văn hóa tại Việt Nam còn gặp nhiều thách thức thì công nghệ số đang mở ra hướng đi mới đầy triển vọng. Kiến trúc sư Đinh Việt Phương, người đứng đầu nhóm 3D Hà Nội tiên phong ứng dụng công nghệ 3D để “hồi sinh” di sản, góp phần lưu giữ và kể lại những câu chuyện lịch sử một cách sinh động, chân thực.
Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia-Huế 2025: “Huế-Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. Chương trình thưởng trà Hoàng cung được tổ chức từ 20 giờ các ngày 25, 26, 27 tháng 4 năm 2025 tại Nhà Di Nhiên Đường, Thiệu Phương Viên, Đại Nội, Thành Phố Huế.
Nghệ nhân Lò Văn Biến, người được ví như "pho sử sống" của văn hóa dân tộc Thái, đã dành cả cuộc đời để gìn giữ và phát huy di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, đặc biệt là điệu Xòe. Ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu và sưu tầm những điệu Xòe cổ, giúp chúng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015.
Văn hóa Tây Nguyên đa dạng, phong phú và giàu bản sắc; trong đó, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tôn vinh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhưng hiện nay, văn hóa lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên bị tác động bởi nhiều yếu tố, nhất là tín ngưỡng truyền thống.
Trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, trang phục truyền thống của đồng bào H’Mông là một trong những biểu tượng nổi bật thể hiện đậm nét bản sắc, đời sống và tâm hồn của cộng đồng. Với thiết kế độc đáo, màu sắc rực rỡ và hoa văn tinh xảo, trang phục dân tộc H’Mông không chỉ là lớp áo khoác ngoài, mà là tấm gương phản chiếu đời sống tinh thần của người H’Mông.
Ngày 22/4, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam phối hợp Tiến sĩ Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội - tác giả cuốn sách “Nơi ấy là chiến trường”, tổ chức Lễ trao tặng sách cho các tổ chức, đơn vị.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (1918-2021) là một tượng đài sống động của âm nhạc truyền thống Việt Nam, đặc biệt là đờn ca tài tử Nam Bộ. Ông là một nhân vật vô cùng đáng kính trong âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Cùng với nhận thức ngày càng thay đổi về vị trí, ý nghĩa của di sản văn hóa, hoạt động bảo tàng, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn, những người có vị trí hết sức đặc biệt trong việc tìm kiếm, bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa bắt đầu nhận được sự chú ý, quan tâm nhiều hơn, và từng bước được chú trọng chuẩn hóa, nâng cao trình độ.
Ngày 17/4, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp cùng nền tảng TikTok LIVE tổ chức chương trình “Nét đẹp Việt” mùa 3 với chủ đề “Chạm vào di sản”. Sự kiện nhằm quảng bá văn hóa, di sản Việt Nam, đồng thời thúc đẩy du lịch bền vững qua nền tảng số.
Lễ hội bơi Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là một lễ hội cổ, được tổ chức 5 năm/lần trên sông Pheo.
Với chủ đề "Nụ cười chào năm mới", lễ hội Angkor Sankranta năm 2025 được tổ chức nhằm tôn vinh những di sản văn hóa phong phú của Campuchia, truyền cảm hứng cho người dân Campuchia, đặc biệt là thế hệ trẻ, tự hào là người Campuchia và trân trọng văn hóa, truyền thống của đất nước.
Trong không khí cả nước đang hân hoan, vui mừng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 13/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày vua Lý Công Uẩn đăng quang Hoàng đế và Lễ đón nhận Di tích quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng; đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia Khu lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo và chiêm ngưỡng Bảo vật quốc gia “Hoàng đế Chi bảo”.
Ngày 12/4, Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng (thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Chiều 12/4, huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Ngày 11/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa. Quy tắc nhằm xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử, ngăn ngừa hiệu quả các hành vi tiêu cực, làm biến dạng, sai lệch và có nguy cơ mai một, hủy hoại di sản trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 3 ngày khám phá và ký họa Tam Kỳ trong khuôn khổ Lễ hội "Tam Kỳ - Mùa hoa sưa 2025" (Quảng Nam), những thành viên nhóm Ký Họa Đô Thị Hà Nội đã hoàn thành 50 tác phẩm tranh ký họa đặc sắc. Các tác phẩm tập trung khắc họa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, phản ánh những nét đẹp trong đời sống, kiến trúc, phong tục và con người nơi đây, đặc biệt là tại làng Hương Trà, địa điểm giàu truyền thống văn hóa của địa phương.
Tối 11/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc Liên hoan diễn xướng chầu văn Hải Phòng mở rộng năm 2025 nhằm tôn vinh, quảng bá, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ người Việt - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Trải rộng trên 5 tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hai thập kỷ trôi đi, không gian này đã thu hẹp và biến đổi; thanh âm núi rừng đã không còn ngân vang giữa đại ngàn… Cần những cuộc chuyển giao mạnh mẽ, từ không gian thiêng hòa chung dòng chảy đương đại, để văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hiện diện trong đời sống cộng đồng.
Từ bao đời nay, y học cổ truyền Việt Nam luôn giữ vị trí quan trọng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Những bài thuốc quý, những phương pháp trị liệu dân gian không chỉ là di sản văn hóa mà còn là tinh hoa của trí tuệ và tâm huyết người Việt.
Nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, giá trị di sản văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch mới, nổi trội để thu hút du khách trong nước, quốc tế và các nhà đầu tư, từ ngày 25/4, tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức Chương trình khai mạc Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025.
Với chủ đề “Tràng An di sản ngàn năm hồn thiêng sông núi”, lễ hội Tràng An năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 13/4 (tức ngày 16/3 âm lịch năm Ất Tỵ). Sự kiện văn hóa đặc sắc này quy tụ hơn 600 nghệ sĩ và diễn viên đến từ khắp mọi miền đất nước; biểu diễn tại 20 sân khấu thực cảnh. Đây là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa lâu đời gắn liền với vùng đất linh thiêng, nơi được ví như “bảo tàng địa chất ngoài trời” và “kinh đô linh thiêng của người Việt xưa”.