Nhằm chủ động kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm thường gia tăng trong mùa hè, đặc biệt là sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, ngành y tế Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp.
Liên hợp quốc cảnh báo tác động tiêu cực của việc cắt giảm tài trợ toàn cầu có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động tiêm chủng ở trẻ em, nhất là tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Cảnh báo này cũng đồng thời là lời kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế và các quốc gia giàu có tăng cường đóng góp nhằm lấp đầy “khoảng trống tài chính” của hoạt động tiêm chủng.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Lancet cho thấy, các nỗ lực tiêm chủng toàn cầu đã cứu sống khoảng 154 triệu người - tương đương với 6 sinh mạng mỗi phút trong suốt năm thập kỷ qua.
Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tại Lâm Đồng tăng đột biến, với gần 1.000 ca. Trước tình hình bệnh sởi trên địa bàn tăng cao, ngành y tế Lâm Đồng đã và đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh thông qua giám sát và tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, 53/54 địa phương trên cả nước đã triển khai tiêm chủng vaccine sởi cho 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2% (đạt chỉ tiêu theo kế hoạch).
Toàn tỉnh Nam Định đã có 12.451 người tiêm vaccine sởi, hoàn thành mục tiêu của chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi, đạt tỷ lệ 96,1%.
Các đơn vị y tế Hà Nội được yêu cầu rà soát kỹ đối tượng tiêm vaccine sởi, bảo đảm không bỏ sót trẻ trong độ tuổi; đồng thời tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng và xử lý triệt để ổ dịch.
Bệnh sởi tại Đà Nẵng hiện có chiều hướng tăng cao so với cùng kỳ năm 2024. Ngành y tế Đà Nẵng hiện đang triển khai đồng loạt nhiều biện pháp phòng, chống dịch sởi, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi và tăng cường thu dung, điều trị, không để dịch sởi bùng phát.
Để kịp thời ngăn chặn dịch sởi lây lan và giảm số trường hợp tử vong do bệnh sởi, ngành y tế các địa phương đang nỗ lực triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch sởi cho các nhóm trẻ trong độ tuổi. Đến hết ngày 31/3, các địa phương phải hoàn thành chiến dịch với tỷ lệ hơn 95% số trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi.
Ngành y tế Hà Nội cần nâng cao miễn dịch cộng đồng thông qua tiêm vaccine phòng bệnh sởi một cách đầy đủ, đúng đối tượng, quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, đặc biệt là ở những địa bàn di biến động dân cư, khó tiếp cận, chủ động phát hiện vùng lõm, tiến hành tiêm vét, tiêm bổ sung theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế kiểm tra công tác thu dung điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 28/3, Đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã có buổi làm việc tại tỉnh Nghệ An để hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch và triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi.
Ngày 27/3, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ra thông báo 22 phường, xã thuộc quận 1, 4 và huyện Củ Chi đã đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Sở đã trình báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định chính thức về việc này.
Tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội với số ca mắc tăng mạnh. Trong tuần qua, thành phố ghi nhận 182 trường hợp mắc sởi (tăng 51 ca so với tuần trước đó), trong đó có một ca tử vong là một bé gái 4 tuổi tại quận Nam Từ Liêm, có tiền sử không tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi. Cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố ghi nhận 1.058 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã.
Từ cuối năm 2024, Bộ Y tế cho phép mở rộng độ tuổi tiêm ngừa sởi từ 6 tháng để tăng miễn dịch cộng đồng, tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn đang có tốc độ tiêm vaccine chậm. Cùng với tình trạng "anti vaccine" sởi, không ít trường hợp nhập viện với bệnh cảnh nặng nề. Hà Nội vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 44 tháng tuổi tử vong do chưa tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc-xin phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế cho biết hoàn toàn bảo đảm bố trí đủ số lượng vắc-xin trên cơ sở đề xuất theo nhu cầu của từng địa phương.
Ngày 18/3, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra tuyên bố chung đánh giá cao những biện pháp nhanh chóng và quyết liệt mà Bộ Y tế Việt Nam đã triển khai để ứng phó với đợt bùng phát bệnh sởi hiện nay.
Trước tình hình các ca mắc, nghi mắc sởi tại Quảng Nam còn diễn biến khó lường, hai ca tử vong nghi sởi đều tại nhà và tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi còn chậm, Cục Phòng bệnh đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố ( CDC) Hà Nội cho biết, số ca mắc sởi trong tuần qua gia tăng rất nhanh, toàn thành phố ghi nhận 120 trường hợp mắc sởi mới.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức ngay chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn ngay sau khi vaccine được cung ứng, không để muộn quá một tháng kể từ khi nhận được vaccine theo kế hoạch và báo cáo kết quả theo quy định.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao. Chính vì vậy, tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao, rất cao, những nơi hiện có chùm ca bệnh sởi cần triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin để phòng bệnh.
Ngành y tế nhận định, trong năm 2025, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta là rất lớn. Vì vậy, các địa phương tiếp tục nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.
Mặc dù cơ bản được kiểm soát, nhưng tình hình dịch bệnh tại nước ta vẫn có những diễn biến phức tạp khi một số dịch vẫn có nguy cơ và tỷ lệ mắc tăng cao như: sởi, ho gà, bạch hầu… Điều đó đòi hỏi ngành y tế, nhất là hệ thống y tế dự phòng và các địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch.
Nigeria hôm qua bắt đầu tiêm chủng vaccine đậu mùa khỉ (mpox) cho các nhân viên y tế và những người có hệ miễn dịch yếu tại các bệnh viện ở thủ đô Abuja, hơn một tháng sau khi chương trình bị trì hoãn.
Thời gian qua, mặc dù cả hệ thống y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết liệt phòng chống bệnh sởi nhưng số ca bị mắc sởi vẫn đang ở mức khá cao. Theo thống kê của ngành y tế, trong tuần thứ 45 của năm 2024, tổng số ca mắc sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh là 167 ca, tăng 29% so với trung bình bốn tuần trước liền kề. Trong đó, có 99 ca điều trị nội trú (tăng 7,6%) và 68 ca điều trị ngoại trú (tăng 81%).