

Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#thông tin sai lệch
Có 73 kết quả
Trong tuần qua, nhiều câu chuyện và hình ảnh bịa đặt, vô căn cứ đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ và tương tác. Dưới đây là một số câu chuyện đã được hãng thông tấn AP kiểm chứng.
Người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một máy bay chiến đấu đang bốc cháy trên bầu trời và tuyên bố rằng đó là chiếc máy bay của Nga bị bắn hạ trong chiến dịch quân sự hiện nay ở Ukraine. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác.
Đại diện Lực lượng Phòng vệ Phần Lan khẳng định, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh xe tăng nước này được điều động tham gia một cuộc tập trận theo kế hoạch, chứ không phải được đưa đến khu vực biên giới phía đông giáp Nga như một số người dùng chia sẻ.
Một đoạn clip giả mạo BBC lan truyền trên mạng xã hội những ngày vừa qua thông tin rằng Ba Lan đang chuẩn bị gửi quân đến Ukraine, khiến nhiều người tin rằng nó thực sự được xuất bản bởi kênh truyền hình Anh. Tuy nhiên, theo kiểm chứng của Reuters, đoạn clip này đã bị chỉnh sửa kỹ thuật số và không phải của BBC.
Đại diện lực lượng không quân Ukraine khẳng định phi công "Bóng ma Kiev" chỉ là câu chuyện do người dân thêu dệt về đơn vị bảo vệ thủ đô chứ không hề có thật.
Những ngày vừa qua, người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một cây cầu đường sắt bị sập và cho rằng nó được chụp vào tháng 5/2022 ở vùng Kursk (Nga), giáp biên giới Ukraine. Tuy nhiên, theo kiểm chứng của Reuters, bức ảnh này đã xuất hiện từ tháng 6/2020 và được đăng tải bởi lực lượng cứu hộ khẩn cấp vùng Murmansk (Nga).