Nhà máy lọc dầu tại tỉnh Wasit, Iraq. (Ảnh: THX/TTXVN)

Giá dầu suy yếu trở lại, đậu tương chấm dứt chuỗi tăng 5 phiên

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, đà suy yếu mạnh của thị trường năng lượng đã góp phần kéo chỉ số MXV-Index giảm gần 0,7% xuống còn 2.204 điểm. Sau cuộc đàm phán với tiến triển tốt đẹp của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ-Trung, tâm lý thị trường tích cực đã hỗ trợ giá dầu thô đi lên vùng 60 USD/thùng. Tuy nhiên, thị trường dầu đang phải đối mặt với thực tế rõ ràng hơn chính là nguồn cung sẽ dư thừa và có thể đẩy giá dầu đi xuống.
Một góc của nhà máy lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Lực bán áp đảo, MXV-Index rơi mạnh xuống 2.169 điểm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch vừa qua. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index rơi mạnh hơn 2% về mức 2.169 điểm. Đáng chú ý, trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới ghi nhận tuần thứ 2 liên tiếp suy yếu. Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, nhóm nông sản cũng chìm sâu trong sắc đỏ, trong đó nổi bật là đà suy yếu của mặt hàng ngô.
Thu hoạch đậu tương tại trang trại ở Formosa, Goias, Brazil. (Ảnh: THX/TTXVN)

Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm

Sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (24/4). Đóng cửa, lực mua chiếm áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index tăng gần 1% lên mức 2.215 điểm. Trên thị trường nông sản, giá đậu tương có phiên thứ 3 tăng liên tiếp sau gần hai tuần tích lũy trong vùng đi ngang. Trong khi đó, giá hầu hết các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung đã được xoa dịu.
 Giếng dầu tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

MXV-Index tiệm cận vùng 2.200 điểm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết diễn biến trái chiều xuất hiện trên thị trường năng lượng và nông sản thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (17/4). Trong khi lực bán mạnh diễn ra trên thị trường năng lượng trước phản ứng tích cực về triển vọng thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thì nông sản lại có phiên giao dịch trầm lắng. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng tiếp 0,67% lên mức 2.195 điểm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Indian Express/TTXVN)

Giá đậu tương thế giới nối dài đà giảm do áp lực từ thị trường dầu thực vật

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (10/3), những lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc - khách hàng nhập khẩu đậu tương lớn nhất làm dấy lên lo ngại về triển vọng tiêu thụ mặt hàng này, qua đó tác động mạnh lên thị trường nông sản.
Thu mua sầu riêng phục vụ xuất khẩu tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. (Ảnh Nhất Sơn)

Bám sát diễn biến và nhu cầu thị trường nông sản

Là thị trường xuất khẩu truyền thống, chủ lực và tiềm năng của nông sản Việt Nam, Trung Quốc hiện đang có những thay đổi về nhu cầu tiêu thụ cũng như đưa ra yêu cầu kiểm định chất lượng nông sản, thực phẩm mới trong năm 2025. Bám sát thông tin để điều chỉnh hàng hóa xuất khẩu là điều cần thiết để doanh nghiệp tăng trưởng kim ngạch vào thị trường này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Sau ngô, giá lúa mì cũng đối mặt với nguy cơ tăng mạnh

Thị trường nông sản thế giới ghi nhận nhiều biến động mạnh ngay trong những ngày đầu tháng 5, trong bối cảnh mùa vụ tại các quốc gia sản xuất chính đang bước vào giai đoạn quan trọng. Đáng chú ý, giá lúa mì ghi nhận nhiều phiên nhảy vọt liên tiếp. Đâu là nguyên nhân dẫn đến xu hướng này, và liệu giá lúa mì có tiếp tục tăng trong thời gian tới?
(Ảnh: Reuters)

Giá lúa mì - chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị

Bất kể cuộc xung đột chính trị nào trên thế giới diễn ra, đều tác động trực tiếp tới hai khía cạnh: năng lượng và lương thực. Cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine hay bất ổn ở Trung Đông gần đây đều khiến cho giá lúa mì thế giới biến động mạnh mẽ. Lo ngại thậm chí càng gia tăng khi thị trường lúa mì toàn cầu ngày càng gần với rủi ro thiếu hụt.
(Ảnh: Thành Đạt)

Kỳ vọng của thị trường nông sản trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã lao dốc mạnh trong quý I/2024, đối lập với diễn biến của phần lớn các loại hàng hóa cơ bản khác. Yếu tố dẫn dắt xu hướng sụt giảm này xuất phát từ triển vọng nguồn cung toàn cầu. Hai báo cáo quan trọng sắp được phát hành về thị trường nông sản Mỹ có thể sẽ hé mở phần còn lại của bức tranh toàn cảnh.
Sản xuất trà sen tại Hợp tác xã trà Sơn Dung (tỉnh Thái Nguyên).

Chương trình OCOP và hành trình kiến tạo kinh tế nông thôn

Sau 5 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; đồng thời góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng cao tạo động lực cho sản xuất lúa trong nước.

Tăng sức sản xuất nông nghiệp những tháng cuối năm

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản xuất nông, lâm, thủy sản quý III và 9 tháng đầu năm 2023 duy trì tăng trưởng ổn định. Trong đó nổi bật là sản xuất lúa vụ đông xuân và hè thu thuận lợi, được mùa được giá; sản lượng một số cây lâu năm tăng so với cùng kỳ năm trước  nuôi trồng thủy sản hiệu quả nhờ tập trung nuôi thâm canh, siêu thâm canh và ứng dụng công nghệ cao.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Nhóm nông sản kéo thị trường hàng hóa phái sinh suy yếu

Theo thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, trong tuần giao dịch 31/7-6/8, đà giảm chủ yếu xuất phát từ thị trường nông sản, với 6/7 mặt hàng đồng loạt đóng cửa tuần trong sắc đỏ. Giá lúa mì hợp đồng tháng 9 đóng cửa với mức giảm lên tới 10,12%,  giá ngô khép lại tuần vừa rồi với mức giảm 6,22%.