Chiến đấu ở Tây Nguyên (tháng 3 năm 1975)

Chiến đấu ở Tây Nguyên (tháng 3 năm 1975)

Trận then chốt thứ ba, tiêu diệt địch rút chạy trên Đường số 7 từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 3 năm 1975 đã thể hiện trình độ chỉ huy trong nắm tình hình, tổ chức sử dụng lực lượng, vận dụng phương pháp tác chiến, chiến thuật đánh truy kích tiêu diệt địch trong Chiến dịch Tây Nguyên.
Người dân Đắk Nông tưới nước cho cây cà-phê.

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Tây Nguyên là vùng dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước do nguồn nước ngầm sụt giảm, các công trình thủy lợi chỉ đảm nhận cung cấp nước cho một phần diện tích cần tưới còn lại chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa. Thời gian qua, khu vực này xảy ra nhiều đợt hạn hán, thiếu nước khiến hàng chục đến hàng trăm nghìn ha cây trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại.
(Ảnh minh họa: TTXVN)

Mưa lớn có khả năng gây ngập úng tại Tây Nguyên và Nam Bộ vào chiều và tối mai

Dự báo, chiều và tối 3/5, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Lần đầu tiên Ngày hội Khinh khí cầu được tổ chức tại Đắk Lắk.

Người dân và du khách háo hức trải nghiệm khinh khí cầu ở Đắk Lắk

Tiếp tục tổ chức các hoạt động phục vụ nhân dân và du khách trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025, ngày 1/5, tại Trung tâm lễ hội xã Krông Na, Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Ngày hội Khinh khí cầu Đắk Lắk 2025 - Bay trên đại ngàn. Đây là lần đầu tiên Ngày hội Khinh khí cầu được tổ chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Từ nguồn mạch thẳm sâu của đại ngàn hùng vĩ

Từ nguồn mạch thẳm sâu của đại ngàn hùng vĩ

Câu chuyện mà tôi đang kể là về cuộc đời của hai người phụ nữ dân tộc thiểu số, một người thuộc dân tộc Brâu ở buôn Đắk Mế nơi Ngã ba biên giới Bờ Y cực bắc Tây Nguyên và một người thuộc dân tộc Mạ sống giữa buôn làng bên thượng nguồn Đồng Nai, cực nam Tây Nguyên. Trên hành trình tác nghiệp, tôi may mắn được kết giao với họ, được xúc động với những chiến công của họ trong quá khứ và từ đó đóng góp cho quê hương trong cuộc sống hôm nay. Từ hai người phụ nữ này, tôi được thêm minh chứng về một Tây Nguyên bất khuất mà dung dị, gần gũi mà thẳm sâu…
Kế hoạch tuyệt mật mở đường lên Tây Nguyên

Kế hoạch tuyệt mật mở đường lên Tây Nguyên

Để cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đại thắng, Chiến dịch Tây Nguyên được xác định là phát súng mở đầu, tiền đề then chốt. Thế nhưng, vào giai đoạn cuối năm 1974, đầu năm 1975, “bài toán” hàng đầu phải giải quyết là làm thế nào để mở và giữ được các tuyến đường vận chuyển tiếp cận vùng đất đỏ bazan? 50 năm sau ngày Giải phóng, Thiếu tướng Võ Sở, nguyên Chính ủy Binh đoàn 12 - nhân chứng sống cho những ngày mở đường bí mật cho chiến dịch 275 vẫn nhớ như in quãng thời gian đặc biệt này.
Phát huy thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên, quân và dân Bình Định giải phóng quê hương - tập trung phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần vào sự phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ

Phát huy thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên, quân và dân Bình Định giải phóng quê hương - tập trung phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần vào sự phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ

Bình Định là tỉnh ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có lịch sử lâu đời và truyền thống văn hóa đặc sắc. Phía bắc giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và phía đông giáp Biển Đông.
Đóng góp của Bộ đội Trường Sơn trong Chiến thắng Tây Nguyên

Đóng góp của Bộ đội Trường Sơn trong Chiến thắng Tây Nguyên

Bộ đội Trường Sơn là lực lượng chi viện chiến lược cho cách mạng miền nam và giúp đỡ cách mạng Lào, Campuchia, đồng thời là hậu phương chiến lược trực tiếp của các chiến dịch của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, trong đó có chiến thắng Tây Nguyên.
Đánh chiếm Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 quân đội Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Ma Thuột tháng 3/1975. (Ảnh: Bảo tàng Chiến thắng Tây Nguyên)

Chiến thắng Tây nguyên - thành công xuất sắc về công tác tham mưu chiến lược

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ta thực hiện ba đòn tiến công tiêu diệt chiến lược lực lượng chủ lực địch ở Tây Nguyên, Trị Thiên-Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Chiến dịch Tây Nguyên là đòn đột phá mở đầu cuộc tiến công chiến lược quan trọng mang ý nghĩa quyết định, mở ra cục diện có lợi cho sự nghiệp giải phóng miền nam, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Thành công của Chiến dịch có nhiều nguyên nhân, trong đó công tác tham mưu chiến lược đã đóng góp quan trọng vào thắng lợi chiến dịch.
Anh Ama Nhiên, người kể sử thi của buôn Ako Dhông, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Gìn giữ, phát huy giá trị sử thi Tây Nguyên

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai kế hoạch lập hồ sơ kho tàng sử thi Tây Nguyên, đề nghị UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới. Tỉnh đóng vai trò khởi xướng, chủ trì cùng các tỉnh Tây Nguyên xây dựng hồ sơ để bảo vệ loại hình di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia này. Đây là một sáng kiến nhằm bảo tồn và phát huy giá trị sử thi Tây Nguyên trong đời sống đương đại.
Lãnh đạo Vietjet và Ngân hàng số Vikki trao tặng 500 nhà mới cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn Tây Nguyên.

Vietjet và ngân hàng số Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo ở Tây Nguyên

Hãng hàng không Vietjet, Ngân hàng số Vikki (Vikki Digital Bank) đã hỗ trợ 500 căn nhà, trị giá 30 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tây Nguyên tại Lễ ra quân đồng loạt xây dựng, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và trao tặng nhà mẫu, bàn giao kinh phí hỗ trợ tại tỉnh Kon Tum do Bộ Công an tổ chức.
Ảnh hưởng bởi hạn hán khiến nhiều diện tích lúa ở huyện Đak Đoa (Gia Lai) bị thiệt hại.

Tây Nguyên ứng phó với hạn hán cục bộ

Nắng nóng kéo dài, nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi giảm nhanh khiến hạn hán xảy ra cục bộ, gây thiệt hại cho nhiều diện tích lúa ở một số địa phương khu vực Tây Nguyên. Theo dự báo, từ nay đến đầu tháng 4 là đỉnh điểm của hạn hán, thiếu nước tại khu vực này, nguy cơ sẽ có hàng nghìn héc-ta cây trồng bị ảnh hưởng.
Ma bùn tượng trưng cho người đã khuất.

[Ảnh] "Ma bùn" trong lễ bỏ mả của người Jrai ở Tây Nguyên

Tháng Ba là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên, đây cũng là mùa lễ hội của miền đất đỏ cao nguyên huyền thoại. Trong lễ bỏ mả (hay còn gọi là lễ Pơ Thi) của dân tộc Gia Rai ở Tây Nguyên có một nghi thức linh thiêng được dân làng chờ đợi nhiều nhất, đó là hình thức hóa trang thành "ma bùn".
Ảnh minh họa.

Từ ngày 22/3-20/4, nắng nóng gia tăng ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Dự báo, từ ngày 22/3-20/4, nắng nóng xuất hiện diện rộng tại khu vực miền Đông Nam Bộ và có xu hướng gia tăng ở khu vực Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ. Cảnh báo, nắng nóng có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Thành phố Buôn Ma Thuột đang "vươn mình" mạnh mẽ xứng đáng đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Buôn Ma Thuột “vươn mình” xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Ðắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh cũng như phát triển kinh tế-xã hội của toàn vùng và cả nước. Sau 50 năm giải phóng, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và tỉnh Đắk Lắk cùng sự nỗ lực, phấn đấu của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, thành phố Buôn Ma Thuột đang “vươn mình” mạnh mẽ xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.