Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85 về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí năm 2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội. Kế hoạch gồm 2 nhóm nhiệm vụ là nhiệm vụ thực hiện thường xuyên và nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện trong năm 2025.
Được coi là “đột phá của đột phá”, nhiều năm trở lại đây, hoàn thiện thể chế phát triển là một trong ba đột phá chiến lược luôn được ghi trong các nghị quyết Đại hội của Đảng ta. Mới đây, phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh, “trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”.
Sự phối hợp giữa các cơ quan để tránh chồng chéo trong xây dựng kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước với các kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các địa phương vẫn là một trong những nội dung còn vướng mắc giữa các bên.
Liên minh châu Âu (EU) đã sẵn sàng giải ngân 4,2 tỷ euro cho Ukraine theo Cơ chế hỗ trợ Ukraine sau khi đánh giá những nỗ lực cải cách của nước này là thỏa đáng.
Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán, góp phần quan trọng trong phòng, ngừa, phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực; đồng thời chủ động kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tiêu cực từ chính nội bộ ngành. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước về vấn đề này.
Những đánh giá, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi các nhiệm vụ về điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả điều hành, cải cách chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô.
Nhiều năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã chủ động thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, trong đó tập trung vào báo cáo kiểm toán tài chính, giúp Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước và Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Ngày 25/4, tại Thành phố Cần Thơ, Kiểm toán Nhà nước và các tỉnh, thành phố Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ tổ chức hội nghị Sơ kết Quy chế phối hợp công tác giữa các bên.
Mỗi năm, Kiểm toán Nhà nước thực hiện hàng trăm cuộc kiểm toán, trong đó có nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tại các địa phương nhằm hỗ trợ đắc lực cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc quản lý, điều hành, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng trên địa bàn.
Thông qua hoạt động hợp tác, Kiểm toán Nhà nước tư vấn và giúp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố hoàn thiện hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, sử dụng ngân sách. Trong khi đó, sự phối hợp tích cực và hiệu quả của các địa phương đã góp phần giúp Kiểm toán Nhà nước hoàn thành tốt kế hoạch kiểm toán hằng năm được Quốc hội giao.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính (CCHC) các sở, cơ quan tương đương sở và các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố năm 2023.
Tại phiên thảo luận ở Tổ về kinh tế-xã hội sáng 24/10, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những khó khăn, thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp để hỗ trợ phục hồi kinh tế-xã hội trong thời gian tới.
Những năm gần đây, công tác cải cách hành chính ở Ðắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh đã nghiên cứu, áp dụng nhiều sáng kiến, giải pháp trong cải cách hành chính, nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội…
Vừa qua, Bộ Tài chính Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam và Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức đã họp, chính thức khởi động dự án “Tăng cường quản lý tài chính công tại Việt Nam”, được kỳ vọng sẽ góp phần duy trì sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam thông qua cải thiện quản lý tài chính công.
Trong năm 2021, các nước châu Âu đã chi gần 500 tỷ euro để giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân và doanh nghiệp do giá khí đốt và năng lượng tăng cao. Đây là kết quả nghiên cứu do Tổ chức Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ) công bố ngày 21/9.