Ở tuổi 67, già làng N’Tol Ha Bang, dân tộc Mnông ở xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vẫn ngày ngày miệt mài bên những sợi mây, nứa “giữ lửa” nghề đan lát truyền thống của dân tộc. Với ông, đó không chỉ là công việc mà còn để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đưa sản phẩm đan lát phục vụ du lịch.
Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Ho ở phía nam Tây Nguyên có tự bao giờ, ít ai còn tường tận. Chỉ biết rằng, những sơn nữ Cơ Ho khi đôi chân đã biết xuống suối lấy nước, lên rẫy gieo hạt lúa mẹ và đôi tay biết đong đưa, soạn sửa y phục truyền thống đã được bà, mẹ trao truyền nghề dệt thổ cẩm. Đó là mạch nguồn văn hóa kết nối tự nhiên, thẩm thấu từ đời này sang đời khác trên miền rừng xanh, núi đỏ.
Giống như nhiều dân tộc ở Tây Nguyên, thổ cẩm người Ê Đê là sản phẩm độc đáo, thể hiện sự sáng tạo và nghệ thuật tạo hình tinh tế. Mỗi tấm thổ cẩm chứa đựng cả tâm hồn của họ.
Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có 15 bản, trong đó bảy bản có đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống. Đồng bào H’Mông nơi đây vẫn lưu giữ, phát huy được nhiều nét văn hóa đặc sắc; trong đó phải kể tới việc dùng sáp ong đun sôi để vẽ trên vải lanh.