Một tiết mục múa được biểu diễn trong khuôn viên Miếu Thần Đá dịp phục dựng Lễ cúng Thần Đá vào cuối năm 2024.

Miếu Thần Đá của dân tộc Mạ

Trên quốc lộ 28, nhìn về hồ Tà Đùng (được ví như "Vịnh Hạ Long" của Tây Nguyên), là nơi Thần Đá che chở cho bà con trước các thế lực thù địch. Miếu Thần Đá được đồng bào Mạ xây dựng tại bon B’Nơr, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Người Mạ theo tín ngưỡng đa thần, quan niệm mọi vật đều có các thần (Yàng) trú ngụ và cai quản.
Tái hiện lễ hội Cha Kchiah tại làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Lễ hội Cha Kchiah của người Giẻ Triêng

Đồng bào Giẻ Triêng ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có một lễ hội truyền thống rất độc đáo là lễ hội Cha Kchiah (hay còn gọi là lễ hội ăn than). Tiếng dân tộc Giẻ Triêng, từ Cha là ăn, còn Kchiah là than, vừa là tên gọi của một loài cây mà người Giẻ Triêng dùng để đốt lấy than, phục vụ cho lò rèn truyền thống.
Phục dựng Lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng ở Đắk Lắk.

Lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội truyền thống đặc sắc riêng. Đối với đồng bào Xơ Đăng, phong tục Lễ cúng bắc máng nước mỗi khi lập làng mới hay nguồn nước đang sử dụng không còn bảo đảm chất lượng có ý nghĩa đặc biệt.