[Video] Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp - tạo đà cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới

[Video] Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp - tạo đà cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, nhiều xã mới được hình thành có diện tích gấp đôi, gấp ba; dân số lên tới hàng chục nghìn người. Trong khi đó, bộ máy hành chính cấp xã giờ đây không chỉ “gánh” phần việc của mình, mà còn tiếp nhận thêm nhiệm vụ từ cấp huyện... Không thể xây dựng một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp nếu chính quyền cơ sở vẫn loay hoay với những con người cũ, cách làm cũ. Không thể nói đến “gần dân, vì dân” nếu cán bộ xã thiếu kỹ năng tiếp cận người dân, thiếu công cụ quản trị hiện đại, và thiếu cả niềm tin để cống hiến. Vì thế, nâng tầm cán bộ cấp xã là điểm mấu chốt để mô hình chính quyền địa phương hai cấp thực sự vận hành hiệu quả, bền vững.
Trình Quốc hội sửa luật để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Trình Quốc hội sửa luật để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Chính phủ đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp tỉnh gồm: tỉnh, thành phố; cấp xã gồm: xã, phường và đặc khu (ở hải đảo); cùng đó là sửa đổi các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, ủy quyền…
Hơn 100 cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Bình tham dự Hội nghị tuyên truyền, phổ biến về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025.

Ngành giáo dục tỉnh Thái Bình tuyên truyền, phổ biến về sắp xếp đơn vị hành chính

Một buổi gặp gỡ, trao đổi và lắng nghe ý kiến phát biểu của lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố; Trung tâm Giáo dục thường xuyên; Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục chung quanh Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình tổ chức chiều 20/4.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: MN)

Triển khai một số nội dung liên quan đến sáp nhập, hợp nhất 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị

Chiều 17/4, tại thành phố Đồng Hới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội nghị triển khai một số nội dung liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chủ trương của Trung ương.
Thị trấn trung tâm huyện Lệ Thủy và các xã lân cận, dọc sông Kiến Giang sáp nhập và được đề xuất mang tên xã Lệ Thủy. (Ảnh nhandan.vn)

Quảng Bình: Nhiều xã mới được đề xuất mang tên huyện cũ sau sáp nhập, tinh gọn

Thường trực Ban Chỉ đạo về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Bình cho biết, đến thời điểm này, các địa phương cấp huyện đã trình phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã lên cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, số lượng đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp dự kiến còn 27 đơn vị, giảm 82% so với lúc chưa sáp nhập.