Triệu ha lúa – Gieo mầm xanh cho tương lai Đồng bằng sông Cửu Long

Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai vào năm 2023 nhằm nâng cao giá trị, giảm chi phí, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu, hướng đến nền nông nghiệp xanh, hiện đại và bền vững. Qua gần 2 năm triển khai, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực trong tổ chức sản xuất và liên kết chuỗi

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, gần 2 năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), các Bộ, ngành liên quan và các địa phương đã tích cực triển khai 101 mô hình thí điểm, tổng diện tích trên 4.500 ha. Mô hình cho kết quả sản xuất hiệu quả hơn (giảm được chi phí giống, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, nước…). Hiện đã có 620 hợp tác xã, 200 doanh nghiệp tham gia Đề án, trong đó khoảng 40% là các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản quy mô liên kết từ 200 ha trở lên.

Công ty SATY là một đơn vị đang đẩy mạnh liên kết với nông dân trong sản xuất lúa thông qua việc ứng dụng công nghệ cao và mô hình hợp tác 3 bên, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững và gia tăng giá trị kinh tế cho người nông dân. SATY tập trung vào ứng dụng công nghệ cao bằng việc sử dụng drone, cảm biến mực nước tự động (AWD), hệ thống giám sát côn trùng thông minh và các thiết bị công nghệ khác để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng lúa.

Với mô hình liên kết 3 bên, SATY xây dựng chuỗi liên kết giữa công ty, nhà cung cấp phân bón hữu cơ, và nhà máy xay xát, tạo ra một hệ sinh thái khép kín, đảm bảo đầu ra ổn định và giá cả cạnh tranh cho nông dân. Cùng với đó, SATY còn tổ chức các buổi đào tạo, chuyển giao công nghệ cho nông dân, giúp bà con tiếp cận và ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ mới.

Cũng theo SATY, thời gian vừa qua đơn vị còn phối hợp với các hợp tác xã nông nghiệp để triển khai các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải, và mở rộng quy mô sản xuất. Một trong những mô hình đã áp dụng thành công đó là triển khai trồng lúa tím tại HTX Nông nghiệp Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Vùng trồng lúa này có diện tích 5 ha hợp tác giữa HTX nông nghiệp Tân Điền với Công ty CP Thương mại dịch vụ Saty và TS Đào Minh Sô - tác giả giống lúa tím SR21; Trưởng Bộ môn Chọn tạo giống cây trồng - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Theo TS Đào Minh Sô, đây là giống lúa mới thuộc nhóm gạo dinh dưỡng được ông và cộng sự nghiên cứu từ năm 2016, mới được cấp bản quyền giống cuối năm 2024. SR21 có đặc điểm nổi bật là chỉ số chuyển hóa đường GI (Glycaemic Index) thấp, ở mức 48, trong khi nhóm gạo dẻo có chỉ số GI hơn 70, gạo khô ở mức trung bình 55-70.Ngoài ra, gạo tím giống mới có chất chống oxy hóa cao, phù hợp với người ăn kiêng. Gạo này ngon cơm, dễ nấu như gạo trắng thông thường.

Thời gian vừa qua đơn vị còn phối hợp với các hợp tác xã nông nghiệp để triển khai các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải, và mở rộng quy mô sản xuất. Một trong những mô hình đã áp dụng thành công đó là triển khai trồng lúa tím tại HTX Nông nghiệp Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Vùng trồng lúa này có diện tích 5 ha hợp tác giữa HTX nông nghiệp Tân Điền với Công ty CP Thương mại dịch vụ Saty và TS Đào Minh Sô - tác giả giống lúa tím SR21; Trưởng Bộ môn Chọn tạo giống cây trồng - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Theo TS Đào Minh Sô, đây là giống lúa mới thuộc nhóm gạo dinh dưỡng được ông và cộng sự nghiên cứu từ năm 2016, mới được cấp bản quyền giống cuối năm 2024. SR21 có đặc điểm nổi bật là chỉ số chuyển hóa đường GI (Glycaemic Index) thấp, ở mức 48, trong khi nhóm gạo dẻo có chỉ số GI hơn 70, gạo khô ở mức trung bình 55-70.Ngoài ra, gạo tím giống mới có chất chống oxy hóa cao, phù hợp với người ăn kiêng. Gạo này ngon cơm, dễ nấu như gạo trắng thông thường.

Ông Võ Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Tân Điền (áo đen bên trái)

Ông Võ Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Tân Điền (áo đen bên trái)

Ông Võ Thanh Tâm, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Tân Điền cho biết HTX có hơn 300 ha, phối hợp với các doanh nghiệp trồng lúa theo đặt hàng. Do thổ nhưỡng địa phương nên cùng một loại giống, lúa trồng tại đây ngon cơm hơn những vùng khác. HTX đã ứng dụng các phương pháp sản xuất an toàn, giảm phát thải theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người sản xuất và gạo sạch cho thị trường.

Mô hình lúa tím trồng vụ đầu tiên cho kết quả vượt mong đợi khi năng suất từ 7-8 tấn/ha, tương đương lúa thường. Nhờ doanh nghiệp bao tiêu với giá 14.000 đồng/ha nên nông dân đạt lợi nhuận 70-80 triệu đồng/ha/vụ, là mức chưa từng có từ trước đến nay. Ông Lê Văn Bê, nông dân trực tiếp trồng giống lúa tím SR21 cho biết ban đầu trồng giống mới cũng lo nhưng kết quả là rất dễ trồng, cây khỏe, không bị sâu bệnh. Công ty cung cấp máy đo mực nước tự động, máy hút côn trùng dùng pin năng lượng mặt trời… nên chi phí đầu tư thấp.

Ông Lê Văn Bê, Thành viên HTX Nông nghiệp Tân Điền

Ông Lê Văn Bê, Thành viên HTX Nông nghiệp Tân Điền

Đại diện Công ty CP Thương mại dịch vụ Saty cho biết: Vụ đầu tiên sản lượng còn ít nên toàn bộ lượng gạo đã tiêu thụ hết. Giá gạo tím được đơn vị này bán ra ở mức 108.000 đồng/kg và Doanh nghiệp đã mở rộng gấp đôi diện tích liên kết trong vụ hè thu và làm thương hiệu cho sản phẩm gạo dinh dưỡng An Đường đưa đến người tiêu dùng có bệnh tiểu đường. Hợp tác với Trường ĐH Tiền Giang để nghiên cứu sản xuất các sản phẩm khác từ gạo như bánh gạo, bún, miếng, hủ tiếu... có độ GI thấp theo chuẩn quốc tế để xuất khẩu mở rộng thị trường cho sản phẩm, SATY mong muốn đưa các sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, ra thị trường thế giới, góp phần nâng cao vị thế của gạo Việt Nam. Nhờ những nỗ lực này, SATY không chỉ giúp nông dân tăng thu nhập, mà còn góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, bền vững và thân thiện với môi trường.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện việc triển khai Đề án vẫn còn rất chậm (đến nay mới triển khai trên 4.500 ha, trong khi mục tiêu Đề án đặt ra là 1 triệu ha), nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời. Việc huy động nguồn lực đầu tư, thực hiện Đề án còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là các thủ tục liên quan đến các khoản vay ODA từ Nhà tài trợ để hỗ trợ triển khai Đề án đến nay vẫn chưa xác định được cơ chế vay; thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án ODA phức tạp, rườm rà, tốn nhiều thời gian, công sức không thật cần thiết; vướng mắc trong quy định về vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với địa phương, quy định của Nhà tài trợ về ngưỡng cho vay. Bên cạnh đó là nhận thức về canh tác lúa năng suất cao, phát thải thấp của người trồng lúa, doanh nghiệp, các cấp chính quyền ở một số địa phương chưa đầy đủ; còn có những ý kiến khác nhau dẫn đến nhiều hộ nông dân chưa mặn mà tham gia triển khai Đề án; có những nơi mới chỉ quan tâm đến nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng hơn là việc triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa, giảm chi phí đầu vào và phát thải khí nhà kính. Công tác quy hoạch, nhất là việc lập quy hoạch, xác định cụ thể diện tích đất trồng lúa năng suất, chất lượng cao để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo vẫn chủ yếu mới là ở bước chủ trương, cam kết, chưa rõ ràng trên bản đồ và trên thực địa.

Tại buổi làm việc với  Lãnh đạo các tỉnh/thành phố khu vực đồng bằng Sông Cửu Long về kết quả thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, bền vững ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết vừa qua, ông đã rất tích cực thúc đẩy thương mại gạo ổn định, lâu dài với các thị trường, như Brazil, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore…; đồng thời để bảo đảm ổn định đầu ra cho người nông dân thì cần có các giải pháp không để xảy ra tình trạng "được mùa, mất giá".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vạn sự khởi đầu nan, đây là chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp đầu tiên trên thế giới. Đề án có ý nghĩa lớn trong chủ động, tích cực bảo đảm an ninh lượng thực cho Việt Nam và các đối tác trên thế giới, ổn định đầu ra, tránh “được mùa mất giá, được giá mất mùa” với lúa gạo Việt Nam, mang lại hiệu quả. Cùng với đó, đề án góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, khô hạn, sụt lún, sạt lở tại ĐBSCL; tạo việc làm, kinh kế cho người dân; thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tạo liên kết vùng, liên kết quốc tế trong chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng; nâng cao thương hiệu quốc gia, thương hiệu gạo Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

 Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện quy hoạch liên quan trong quý III/2025; xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam, phát triển các thương hiệu mới ngoài ST25; Ngân hàng Nhà nước triển khai chính sách ưu đãi về tín dụng, Bộ Tài chính giải quyết các vấn đề liên quan nguồn vốn của các tổ chức quốc tế; Bộ Công Thương đàm phán, ký kết, triển khai ngay các hiệp định về lúa gạo; các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, bảo đảm đầu ra; Bộ Khoa học và Công nghệ góp phần xây dựng thương hiệu, mẫu mã, bao bì phù hợp văn hóa dân tộc, hấp dẫn, dễ nhận diện; thúc đẩy liên kết 4 nhà gồm Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà trường, nhà nông; các địa phương chủ động hướng dẫn, triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; các bộ ngành, cơ quan, địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Đề án phát triển bền vững 01 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ thể hiện tầm nhìn chiến lược trong phát triển nông nghiệp mà còn khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đây là một bước đi quan trọng nhằm tái định hình nền sản xuất lúa gạo theo hướng hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và củng cố vị thế của Việt Nam trên thị trường lúa gạo thế giới.

Tổ chức sản xuất: Việt Anh - Khánh Sơn

Nội dung: Mai Huyên - Hải Linh

Trình bày: Ngọc Bách