Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết ngày 2/4, một trận động đất có độ lớn 6,2 đã làm rung chuyển khu vực phía đông bắc của thành phố Nishinoomote, thuộc tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.
Ngày 1/4 , một trận động đất mạnh 6,0 độ đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Maluku, miền đông Indonesia nhưng không có nguy cơ gây ra sóng thần, theo Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG).
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12 giờ 18 phút theo giờ GMT (tức 19 giờ 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.
Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm nhiều cách nhằm trả lời chính xác câu hỏi khi nào và ở đâu động đất sẽ xảy ra, tuy nhiên, cho đến nay, trên thế giới chưa có nước nào có thể dự báo được chính xác khi nào động đất xảy ra, cũng như làm cách nào để chống lại động đất .
Vào hồi 13 giờ 20 phút 20 giây ngày 28/3, một trận động đất có độ lớn 7.6 xảy ra tại khu vực Myanmar đã gây rung lắc nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía bắc. Dù cách xa tâm chấn hàng trăm kilomet, trận động đất này đã nhanh chóng được hệ thống quan trắc của Việt Nam ghi nhận. Vậy làm thế nào Việt Nam ghi nhận được rung chấn chỉ sau vài phút?
Việt Nam tham gia Hội nghị chuyên đề an ninh hàng hải quốc tế lần thứ 6 (IMSS) tại Indonesia, giải quyết các hoạt động hàng hải bất hợp pháp và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia.
Puerto Rico và Quần đảo Virgin đã ban bố cảnh báo sóng thần. Trong khi đó, Trung tâm Cảnh báo Sóng thần quốc gia Mỹ cũng đã phát cảnh báo sóng thần sau trận động đất này.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) đã ghi nhận các đợt rung chấn độ lớn 5 đã được ghi nhận ở hai tỉnh ven biển là Miyazaki và Kochi sau trận động đất có độ lớn 6,9 ở khu vực ngoài khơi. Ngoài ra, hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Kyushu như Fukuoka, Kumamoto, Oita, Kagoshima… đều ghi nhận mức độ rung chấn độ lớn 4.
Ngày 26/12, trên khắp châu Á diễn ra các buổi lễ đầy cảm xúc để tưởng nhớ hơn 220.000 nạn nhân của trận động đất-sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, một trong những thảm họa thiên nhiên chết chóc nhất trong lịch sử.
Ngày 17/12, một trận động đất mạnh với độ lớn 7,3 đã làm rung chuyển quốc đảo Vanuatu ở Thái Bình Dương, gây thiệt hại đáng kể tại thủ đô Port Vila và khiến ít nhất 1 người thiệt mạng.
Ngày 9/12, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin-Tư liệu phối hợp Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức bài giảng đại chúng “Động đất, sóng thần: Nguy cơ và cách ứng phó, kinh nghiệm dành cho Việt Nam”. PGS,TS Nguyễn Hồng Phương - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Vật lý địa cầu cùng Kỹ sư cao cấp Đinh Quốc Văn - Phó Trưởng phòng Quan sát Động đất, Viện Vật lý Địa cầu và TS Bùi Thị Nhung - Viện Vật lý địa cầu là các diễn giả chính của sự kiện.
Các nhà khoa học về đại dương cho rằng nhiều nước trên thế giới hiện đã có thể chuẩn bị và ứng phó tốt hơn trong trường hợp xảy ra sóng thần tàn khốc nhờ các hệ thống cảnh báo sớm.
Trận động đất, được Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ghi nhận ở độ lớn 6,1, đã được cảm nhận thấy tại thủ đô Jakarta - nơi người dân buộc phải di tản khỏi các tòa nhà và ở Bandung gần đó.
Theo Chỉ số rủi ro thế giới 2023, Philippines đứng đầu danh sách 10 quốc gia có rủi ro thiên tai cao nhất, với 46,86/100 điểm, sau đó là Indonesia (43,5) và Ấn Độ (41,52).
Ngày 3/4, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết một trận động đất có độ lớn ban đầu được xác định là 7,5 đã xảy ra ngoài khơi của nước này với chấn tâm gần Đài Loan (Trung Quốc).
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, tâm chấn của trận động đất này nằm ở khu vực ven biển phía bắc tỉnh Iwate và cho biết thêm cảnh báo sóng thần chưa được đưa ra.
Khoảng 20 phút sau trận động đất ban đầu, một trận sóng thần cao tới 1m đã xảy ra gần nhà máy Shika và khoảng 1 giờ, sóng thần cao tới 3m tiếp tục ập đến khu vực này.
Ngày 2/1, lực lượng cứu hộ Nhật Bản đang phải chạy đua với thời gian để đánh giá mức độ thiệt hại, cũng như tiến hành hoạt động cứu hộ sau trận động đất mạnh tấn công bờ biển phía tây của nước này chiều 1/1, làm ít nhất 6 người thiệt mạng, phá hủy nhiều tòa nhà và cơ sở hạ tầng.
Sau trận động đất mạnh 7,6 độ xảy ra chiều 1/1 ở tỉnh Ishikawa, miền trung Nhật Bản, cơ quan khí tượng nước này vẫn tiếp tục ghi nhận gần 130 dư chấn lớn nhỏ tại khu vực gần tâm chấn.
Camera của cơ quan thời tiết và các camera công cộng đã ghi lại chính xác khoảnh khắc trận động đất có độ lớn 7,6 làm rung chuyển miền trung Nhật Bản, chiều 1/1.
Ngày 1/1, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) thông báo đã ghi nhận các đợt sóng thần nhỏ ở nhiều nơi trên biển phía đông nước này sau trận động đất lớn ngoài khơi bờ biển phía tây Nhật Bản.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cảnh báo, sau trận động đất mạnh làm rung chuyển bán đảo Noto ở tỉnh Ishikawa miền trung nước này chiều 1/1, các trận động đất với cường độ lên tới đỉnh cấp 7 trên thang địa chấn của Nhật Bản có thể xảy ra trong khoảng 1 tuần, đặc biệt là trong 2 hoặc 3 ngày tới.
Theo hãng tin Kyodo, tối 1/1 (giờ địa phương), một trận động đất mạnh mới làm rung chuyển Bán đảo Noto ở tỉnh Ishikawa miền trung Nhật Bản; chiều cùng ngày, tại đây đã hứng chịu cơn địa chấn mạnh 7,6.
Người dân ở nhiều địa phương thuộc duyên hải phía tây Nhật Bản đã phải sơ tán khẩn cấp trong chiều 1/1, sau khi một trận động đất mạnh kèm nhiều dư chấn đã kéo theo sóng thần cao tới 5m tràn vào bờ biển nước này.
Bờ biển phía đông Hàn Quốc đã hứng chịu những đợt sóng thần đầu tiên sau ảnh hưởng từ trận động đất mạnh xảy ra ở Nhật Bản ngày 1/1, trong khi Nga cùng ngày cũng ban bố cảnh báo sóng thần ở vùng viễn đông nước này sau trận động đất kể trên.
Người dân ở nhiều khu vực thuộc duyên hải phía tây Nhật Bản đã phải sơ tán khẩn cấp sau khi sóng thần cao hơn 1,2m theo sau trận động đất mạnh đã ập vào các khu vực trên chiều nay.